Tiến hành xét nghiệm adn không chuẩn xác 100%
Những tờ kết quả giám nghiệm này dù có cơ sở khoa học, có kỹ thuật riêng biệt để tiến hành, xác suất đúng vẫn không phải là 100%. ≫> https://xetnghiemadn.com.vn/xet-nghiem-adn-o-dau-tot-nhat-uy-tin-va-bao-mat.html
Làm dịch vụ xét nghiệm adn không chính xác 100%
- Dịch vụ xét nghiệm huyết thống (ADN) đang khá phổ biến và trở thành “cứu cánh” cho nhiều nỗi hoài nghi. Tuy nhiên, trên thực tế, các kết quả xét nghiệm này dù có cơ sở khoa học, có công nghệ riêng biệt để thực hiện, thì xác suất đúng vẫn không phải là 100%. Chưa kể, ranh giới đúng – sai cũng không quá rõ ràng.
XÉT NGHIỆM VÌ NGHI VỢ CÓ CON VỚI BỒ
Để hiểu rõ hơn về quy trình lấy mẫu và thu kết quả cũng như thực tế sự phát triển dịch vụ xét nghiệm huyết thống, ngày 19/10, tôi tìm đến Công ty Cổ phần Dịch vụ phân tích di truyền Gentis.
Tôi gặp ThS Ngô Đức Phương, Giám đốc Công ty khi ông đang trò chuyện dở với một người phụ nữ quê ở Thừa Thiên - Huế. ThS Ngô Đức Phương cho biết, chị này kể có ông chồng bị bệnh gan rất nặng. Cách đây mấy năm, chị có lỡ quan hệ với một người đàn ông khác trong lúc chồng đau ốm. Nhưng chị khẳng định đứa con chị sinh ra lúc đó là con của chồng mình.
Đến giờ người chồng nghi vấn, gọi điện thoại đến Trung tâm để xét nghiệm gen đứa con gái út. Hiện vợ chồng chị có 3 đứa con, đứa nào cũng học rất giỏi. Chị lo lắng, giả sử kết quả xét nghiệm chứng minh đứa thứ 3 không phải là con chồng chị, chị lo anh ấy sẽ đổ bệnh nặng hơn và không qua khỏi. Chị muốn nhờ cán bộ trung tâm cho xin một bộ “kết quả đẹp” để chồng yên tâm.
Tuy nhiên, ThS Ngô Đức Phương cho biết, mặc dù hiện nay chưa có quy định nào của pháp luật cấm hay cho phép dịch vụ xét nghiệm huyết thống nhưng ông và các cộng sự cũng không thể làm như vậy được vì còn là uy tín của công ty. Hơn nữa, những người như chị này đã dám làm thì phải dám chịu trách nhiệm.
CÓ THỂ XÉT NGHIỆM CẢ BÃ CAO SU, BÀN CHẢI
ThS Ngô Đức Phương cho biết, dịch vụ cung cấp của công ty là phân tích quan hệ huyết thống cha con, mối quan hệ họ hàng, làm thẻ ADN cá nhân, chẩn đoán bệnh di truyền và xét nghiệm y tế. Mẫu dùng để xét nghiệm là tất cả các mẫu có chứa tế bào. Phổ biến là mẫu máu, mẫu tế bào niêm mạc miệng, sợi tóc hoặc lông gồm cả chân tóc, lông mi, lông mày, móng tay móng chân, cuống rốn. Các mẫu đặc biệt như vết nước uống trên cốc, bàn chải đánh răng, kẹo cao su, tinh trùng, bao cao su... Công ty cũng có thể xét nghiệm. ≫> xét nghiệm adn hà nội
Tất cả các mẫu này được quản lý bằng mã vạch để bảo mật thông tin cho khách hàng. Sau đó, các mẫu sẽ được tách ADN bằng một bộ kit. Bộ kit này có 16 lỗ gen. Sau khi tách, tùy thuộc lượng ADN nhiều hay ít mà tiến hành phương pháp nhân bội. Bởi muốn phân tích được thì phải có một lượng đủ lớn. Việc nhân bội được thực hiện qua máy PCR. Sau đó sẽ cho vào máy đọc trình tự gen. Khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích bằng một phần mềm chuyên dụng.
Để tôi hiểu rõ hơn các kết quả có tính chuyên môn này, ThS Ngô Đức Phương lấy cho tôi xem 2 bản kết quả mới được làm để nhìn rõ các chỉ số giống và khác nhau của một cặp cha – con gái. ThS Ngô Đức Phương cho biết, việc đưa ra kết luận là do máy tự động làm, không có sự can thiệp của con người. “Vì kết luận ảnh hưởng đến tương lai đứa trẻ hay hạnh phúc của cả gia đình nên phải cẩn trọng”.
CHÚ RUỘT BIẾN THÀNH..... BỐ
2 tờ kết quả ThS Ngô Đức Phương cho tôi xem là kết quả xét nghiệm huyết thống dựa trên phân tích 16 locus gen (locus gen được hiểu là phân loại từng đặc điểm gen của mỗi người). Chỉ cần 1 trong 16 locus gen không trùng khớp nhau là có thể xác định hai người không cùng huyết thống. Mỗi locus có 2 alen, 1 nhận từ bố và 1 nhận từ mẹ. Nếu có chung huyết thống, thì ở mỗi gen trong 16 locus gen này, một nửa phải nhận từ bố, một nửa là từ mẹ.
Về cơ bản, các kết quả phân tích là chính xác. Tuy nhiên, ThS Ngô Đức Phương cũng chia sẻ, không ít trường hợp không cùng huyết thống nhưng lại trùng nhau ngẫu nhiên cả 16 locus gen. “Đó là trường hợp có một người đàn ông vô tình đi làm xét nghiệm ADN. Máy đưa ra kết quả đọc gen giống hệt gen của một cậu bé quê ở Bắc Ninh. Trong khi người đàn ông này không có quan hệ gì với cậu bé”, ThS Ngô Đức Phương chia sẻ. Xác suất đúng trong xét nghiệm huyết thống là 99,99%, Nghĩa là nếu thực hiện các xét nghiệm cùng lúc trên 10.000 người thì sẽ có 1 trường hợp không phải có quan hệ huyết thống nhưng trùng lặp về kiểu gen.
“Tôi đã làm mấy nghìn mẫu rồi. Cũng có gặp những mẫu mà người ở đâu đâu ấy lại có sự cho nhận ở kết quả xét nghiệm, nghĩa là 16 cặp gen trùng lặp nhau hoàn toàn. Có cả cặp trẻ nhỏ trùng mẫu nhau ở quan hệ huyết thống. Điều này xảy ra là vì có những alen mang tính phổ biến. Nhiều khi kết quả xét nghiệm chú ruột bỗng dưng thành bố là bình thường”, ThS Ngô Đức Phương cười.
CÙNG HUYẾT THỐNG NHƯNG KHÁC VỀ KIỂU GEN
Với những trường hợp đặc biệt, sẽ phải làm xét nghiệm ở bộ kit 27 locus. Xét nghiệm này cho kết quả chi tiết hơn, độ chính xác cao hơn. Song dù có chính xác đến đâu thì có những trường hợp cũng không thể xác định được bố hoặc mẹ là ai.
ThS Ngô Đức Phương ví dụ: “Có trường hợp ông bố đã mất. Gia đình nhà nội muốn xét nghiệm để biết đứa cháu có đúng dòng tộc nhà mình không. Tôi mới bảo luôn, việc xác định có đúng là họ nhà nội là có thể làm được. Chỉ cần sử dụng bộ kit. Nhưng trong nhà phải loại bỏ mọi mối nghi ngờ. Vì nếu buộc phải xác định đứa trẻ là con của người bố đã mất hay người chú, người ông... Trong gia đình là không làm được”.
Thực tế, có đến 20/1.000 trường hợp là khác nhau 1 locus trong bảng kết quả gen. Trong khi đó, chỉ cần sai khác 1 là không cùng huyết thống. Điều này nảy sinh có những trường hợp có cùng huyết thống nhưng lại khác nhau về kiểu gen. Có 1 hoặc nhiều hơn 16 locus khác nhau. Trường hợp này sẽ phải lấy mẫu của người mẹ để dùng phương pháp loại trừ. Giả sử gen đó của con là 15 - 16, của mẹ là 16 - 18, của bố là 15 – 17. Nếu so sánh thì rõ ràng đứa con không trùng huyết thống với bố.
Thế nhưng trường hợp này thì alen 16 của con định nghĩa là di truyền từ mẹ.
Hà Bình (kienthuc net vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét