Các thay đổi của người mẹ trong ba tháng đầu có thai
Cùng với sự phát triển của thai nhi là những thay đổi về mặt tâm lý cũng như thể chất của người mẹ. Đừng quá lo lắng nếu mẹ không trải qua tất cả hay một số biểu hiện thai nghén. Mỗi phụ nữ khi mang thai đều có những trải nghiệm riêng. Điều quan trọng là theo dõi sự thay đổi của cơ thể theo từng tuần trong giai đoạn phát triển của thai nhi để kịp thời can thiệp khi gặp những triệu chứng quá nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe của mẹ. Các triệu chứng thường gặp trong 3 tháng đầu bao gồm:>> phòng xét nghiệm gentis
Các thay đổi của người mẹ trong ba tháng đầu mang bầu
Ra huyết: Mẹ có thể sẽ thấy một vài đốm máu nhỏ trong những tuần đầu của thai kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy trứng đã được thụ tinh, đánh dấu cho sự bắt đầu của quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ. Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ cũng sẽ tiết ra một lượng chất nhờn qua cửa mình, bắt đầu ở khoảng tuần thứ 8 và nhiều lên khi mẹ bước vào những tuần cuối của 3 tháng đầu thai kỳ.
Thay đổi thân nhiệt: thân nhiệt của mẹ thường tăng lên trong khoảng 18 ngày trong thời gian rụng trứng. Đây là triệu chứng hoàn toàn bình thường của cơ thể để chuẩn bị cho việc thụ tinh. Nếu quá trình thụ tinh thất bại, nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ trở về trạng thái bình thường.
Đau lưng hoặc đau bụng dưới: Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, tử cung của mẹ trong giai đoạn này sẽ co giãn và gây nên những cơn đau ở vùng bụng dưới cũng như sau lưng. Nghỉ ngơi nhiều là cách tốt nhất để làm dịu những cơn nhức mỏi. Cơn đau sẽ kéo dài qua suốt các giai đoạn phát triển của thai nhi, tùy cơ địa của mỗi người mà mức độ và tần suất của những cơn đau sẽ khác nhau.>> Gói xét nghiệm NIPT
Chướng bụng: Các hooc môn trong cơ thể mẹ thay đổi thất thường ở những tuần đầu của thai kỳ khiến mẹ cảm thấy hơi chướng bụng ngay trước và sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của mình.
Thay đổi tâm trạng thường xuyên: Cung bậc cảm xúc của mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi đầu tiên, mẹ sẽ dễ khóc, dễ cười, và dễ bùng nổ cảm xúc.
Đau đầu, mệt mỏi: Nhiều mẹ than phiền về những cơn đau nửa đầu trong 3 tháng đầu mang thai. Điều này có thể liên quan đến nồng độ các hooc môn đang thay đổi trong cơ thể mẹ. Mẹ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi nhiều vì cơ thể đang “đốt năng lượng” để nuôi dưỡng bé. Chườm túi nước nóng, tập thể dục nhẹ nhàng và nghỉ ngơi sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ốm nghén. Những cơn buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng thường nhất là vào tuần thứ 4 cho tới tuần thứ 9 của thai kỳ.
Thay đổi ở ngực: Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy những cơn đau ở ngực vào khoảng tuần thứ 3, đầu ti của mẹ sẽ đổi màu sậm đi để chuẩn bị sữa cho quá trình nuôi con. Đến tuần thứ 9 trong giai đoạn phát triển của thai nhi, ngực của mẹ sẽ bắt đầu to lên.
Đi tiểu nhiều: Mẹ có thể sẽ thấy buồn tiểu nhiều hơn trong giai đoạn này do kích thước bàng quan trở nên to hơn khi mang thai. Các triệu chứng sẽ rõ rệt nhất vào tuần thứ 5 trong 3 tháng đầu của giai đoạn phát triển thai nhi.
Thèm ăn hoặc kén ăn: Mẹ có thể sẽ thêm một số thức ăn lạ mà trước đây mình không thích hoặc đột nhiên ghét và không ăn nổi các món mà trước khi mang thai đều là món “tủ”. Kén ăn có thể là một cơ chế tự nhiên để bảo vệ bé khỏi những thực phẩm độc hại hay không hợp với cơ địa của bé.
Nổi mụn: Đúng vậy! Những thay đổi hooc môn trong cơ thể mẹ có thể sẽ khiến mụn bắt đầu xuất hiện. Cần phải hỏi bác sĩ trước khi mẹ bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc kem trị mụn nào.
Táo bón: Vào khoảng tuần thứ 8, mẹ sẽ bắt đầu có những cơn táo bón. Táo bón trong thai kỳ là một hiện tượng hết sức tự nhiên, và có khoảng môt nửa phụ nữ đều bị. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau và chất xơ là lời khuyên vàng để giảm triệu chứng. Nếu tình trạng không khá lên hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến gặp bác sĩ.
Nghẹt mũi: Mang thai có thể khiến cơ thể tạo ra nhiều chất nhầy hơn, và một trong những triệu chứng bất ngờ là sổ mũi. Mẹ sẽ phải cần nhiều khăn giấy đấy, nhất là vào khoảng tuần thứ 9 của 3 tháng đầu thai kỳ.
Nhận xét
Đăng nhận xét