Ốm nghén có thể đoán giới tính thai nhi thế nào ?
Ốm nghén buổi sáng hay chiều tưởng chừng không có gì khác biệt. Tuy nhiên, ít ai biết được thời điểm ốm nghén cũng được xem là dấu hiệu để mẹ dự đoán giới tính thai nhi. Hãy cùng xét nghiệm quốc tế gentis tìm hiểu trong bài viết sau nhé !
Ốm nghén đoán giới tính thai nhi thế nào ?
Rất nhiều chị em khổ sở vì vì tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên đây lại là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Có những mẹ bầu cơn ốm nghén chỉ xuất hiện thoáng qua, nhẹ nhàng nhưng có người lại ốm nghén rất nghiêm trọng.
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là hiện tượng mà hơn 80% phụ nữ sẽ gặp phải khi mang thai. Cho tới bây giờ, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân thật sự dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, “thủ phạm” đáng ngờ nhất chính là sự gia tăng hàm lượng hormone estrogen, dẫn đến sự nhạy cảm quá mức của mẹ bầu với mùi vị.
Phụ nữ có thai ốm nghén từ tuần thứ mấy?
Theo thống kê có đến 70% chị em chị buồn nôn trong giai đoạn đầu mang thai và phải kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất hơn nửa số mẹ bầu ốm nghén mới bắt đầu cảm thấy khỏe khoắn dần. Một số người có cơ địa “nhạy cảm” sẽ có biểu hiện ốm nghén sớm vào khoảng tuần 4 – 6 khi phôi thai đã ổn định trong buồng tử cung. Một số khác sẽ bắt đầu ốm nghén muộn hơn từ tuần 8 – 12.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bà bầu tiếp tục chiến đấu với tình trạng ốm nghén đến tháng thứ 5, thứ 6, thậm chí là đến khi sinh nở.
Triệu chứng và biểu hiện ốm nghén của mẹ bầu
Các mẹ bầu ốm nghén thường gặp phải các vấn đề sau:
Nôn mửa
Mất nước, tiểu ít, buồn ngủ, thiếu năng lượng, mệt mỏi
Nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt
Cảm thấy sợ và không thích các loại thịt sống, các loại trái cây chưa chín, rau củ chưa nấu, hoặc các loại thực phẩm nặng mùi.
Sự khác nhau giữa ốm nghén bình thường và chứng ốm nghén nặng?
Mẹ bị ốm nghén bình thường thỉnh thoảng mới có cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đôi khi buồn nôn có kèm theo nôn mửa, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
Cảm giác buồn nôn đến rồi đi, không liên tục nên còn có thời gian để nghỉ ngơi. Với thức ăn, không phải mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, vẫn có thể giữ lại được một ít. Thỉnh thoảng nôn nên không ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể.
Trong khi mẹ bị ốm nghén nặng thì cảm giác buồn nôn chiếm phần lớn thời gian. Buồn nôn kèm theo nôn mửa nghiêm trọng. Cảm giác buồn nôn liên tục cả ngày lẫn đêm, rất ít khi thấy thoải mái; Nôn nghiêm trọng đến nỗi mọi thứ ăn hay uống vào đều bị nôn ra hết, không giữ lại được chút nào; Nôn nhiều đến mức có dấu hiệu mất nước trong cơ thể.
Cách giảm ốm nghén khi mang thai
Có nhiều cách để giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai như: uống trà gừng, ngậm kẹo gừng hay kẹo bạc hà, bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn và tăng hiệu quả việc hấp thụ chất sắt, các vitamin trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn để đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cũng như ngăn chặn tình trạng buồn nôn, chóng mặt, các triệu chứng của nghén.
Mẹ bầu cũng không nên vì mệt mà nằm một chỗ. Vận động, làm một số việc nhẹ nhàng, vừa sức bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào bất thường như: nôn ra máu, hay cảm thấy mệt mỏi, giảm cân theo thời gian, ói quá nhiều… mẹ nên tìm đến bác sĩ để có những phương án xử lý kịp thời.
Lo sợ có thể làm tăng nặng hơn các triệu chứng nghén. Do đó mẹ hãy cố gắng nghĩ lạc quan để giữ sức khoẻ tinh thần tốt mẹ nhé! Tham khảo vài gói xét nghiệm trước sinh phát hiện sớm dị tật thai nhi.
Ốm nghén buổi sáng sinh trai hay gái?
Theo quan niệm dân gian khi mang thai nếu mẹ bầu thường xuyên ốm nghén buổi sáng, khả năng bạn đang mang thai một công chúa là rất cao. Ngược lại, những người không bị cơn ốm nghén tấn công là dấu hiệu mang thai một bé trai.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy, 55% phụ nữ mang thai có tình trạng ốm nghén buổi sáng đã cho ra đời một cô gái nhỏ. Hormone khi mang thai được xem là nguyên nhân của nghiên cứu này. Theo đó, quá trình sản sinh hormone khi mang thai bé gái sẽ nhiều hơn và có khả năng làm mẹ buồn nôn nhiều hơn.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào mẹ bầu “siêu ốm nghén”, những người có tình trạng ốm nghén diễn ra khá nghiêm trọng. Đối với những mẹ chỉ ốm nghén bình thường, rất khó có thể xác định được chính xác.
Vì vậy, trước khi có ý định “sắm” đồ cho cục cưng, bạn nên chờ siêu âm sau tuần thai thứ 20 của thai kỳ để có thể biết chính xác giới tính con. Ngoài ra, nếu muốn mua đồ cho con từ sớm, mẹ có thể chọn những màu trung tính.
Những cách khác giúp dự đoán giới tính thai nhi
Vị trí bụng: Mọi người thường truyền tai nhau rằng, nếu bụng thấp, mẹ sinh bé trai, bụng cao sinh bé gái. Tuy nhiên, đây chỉ là lời truyền miệng và chưa chứng minh.
Thay đổi cơ thể: Những thay đổi trên da có thể là cơ sở để dự đoán sinh con trai hay con gái, bằng cách quy chiếu những thay đổi trên cơ thể với sự thay đổi hormone.
Mức độ “nạp” calo: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hững phụ nữ “nạp” nhiều calo cho cơ thể có khả năng sinh con trai nhiều hơn. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa chứng minh được.
Sự thèm ăn khi mang thai: Thèm ăn chua, mặn mẹ có nhiều khả năng sinh con trai, thèm ăn ngọt sinh con gái là kinh nghiệm dân gian để dự đoán giới tính bé. Thực tế, việc thèm ăn là do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone và việc thiếu chất của cơ thể nhiều hơn là do ảnh hưởng giới tính của thai nhi.
Nhịp tim: Nhiều mẹ tin rằng nếu tim thai nhiều hơn 140 nhịp/ phút là con gái, dưới 140 nhịp/ phút là con trai. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã kết luận không có mối liên quan giữa nhịp tim thai và giới tính.
Tính theo lịch âm: Dựa trên ngày sinh của mẹ và tháng thụ thai, nếu nó là số lẻ, bạn sẽ sinh con trai. Ngược lại, nếu là số chẵn mẹ sẽ sinh con gái. Phương pháp khá mơ hồ nhưng được khá nhiều mẹ tin tưởng.
Mọi dự đoán về giới tính thai nhi qua cơn ốm nghén đều có sai số và không chính xác hoàn toàn. Các mẹ cần chú ý thêm về chế độ dinh dưỡng dành cho chồng bằng các loại thực phẩm sản sinh nhiều tinh trùng y, x và các biện pháp khác nhằm tăng cơ hội thụ thai. Nhưng dù là con gái hay con trai ba mẹ đều vui vì có thiên thần nhỏ đúng không nào! Gentis chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh nhé !
Nhận xét
Đăng nhận xét