Mẹo để mẹ bầu ăn vào con chứ không vào mẹ

Nhiều mẹ bầu thì lo lắng khi bác sĩ cho hay thai vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Dẫn đến việc nhiều mẹ bầu cố gắng ăn nhiều mà chỉ có mỗi mẹ tăng cân. Vậy mẹ bầu ăn gì để vào con thay vì vào mẹ!

Bí quyết để mẹ bầu ăn vào con chứ không vào mẹ

Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ – Khi mang thai, rất nhiều bà bầu có tư tưởng phải ăn gấp đôi bình thường thì mới có đủ dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển.
Khi mang thai, việc tẩm bổ cho người mẹ là rất cần thiết. Tuy nhiên cũng cần tẩm bổ đúng cách và vừa phải. Có nhiều bà mẹ truyền nhau rằng, mang thai ăn trứng ngỗng, trứng đà điểu, gà tần… sẽ tốt cho thai nhi. Tuy nhiên điều này chưa hề được kiểm chứng. Thậm chí, trong trứng ngỗng chứa hàm lượng protein và các vitamin thấp hơn trứng gà, nhưng lượng cholesterol lại vô cùng cao.
Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ
– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn thật nhiều trong 3 bữa ăn chính mỗi ngày, hãy chia nhỏ bữa ăn của bạn thành 5 đến 6 bữa và chỉ ăn một lượng vừa đủ. Như vậy cơ thể có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn, đồng thời bà bầu không có cảm giác quá đói dẫn đến việc ăn nhiều không kiểm soát.
– Chia khẩu phần ăn: Khẩu phần ăn cho bà bầu nên xác định rõ tỉ lệ của các chất, các món ăn. Mỗi bữa ăn nên đảm bảo có 25% protein (thịt, cá, trứng…), 25% tinh bột (cơm, bánh mì, bún…) và 50% là rau, củ, quả.

Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!

– Ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung phong phú các loại dưỡng chất. Tránh ăn mãi một món mà bà bầu nghén sẽ gây tình trạng có chất thì thừa, có chất lại thiếu.
– Hạn chế tối đa đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có gas. Bởi những món ăn này vừa không có lợi cho bà bầu, lại vừa khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng.
– Chú trọng ăn những thực phẩm có lợi cho thai kỳ như: sữa, các loại hoa quả, trái cây, các loại hạt…
– Ăn tinh bột thông minh – như ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, các loại đậu…Tham khảo: Tầm quan trọng của mốc khám thai tuần 22

  • Giai đoạn 1

Theo Bác sĩ thì 6 tháng đầu đời thai nhi chủ yếu phát triển mạnh về hệ thần kinh, hoàn thiện các cơ quan chức năng và hệ xương. Giai đoạn này cân nặng của thai nhi tăng rất ít và chậm.
Từ tháng thứ 1-3: Con phát triển về hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể như: tim, phổi… Trong giai đoạn này nên bổ sung những thứ như các loại vitamin tổng hợp hay thuốc bổ cho nhai nhi.
Giai đoạn này phát triển cơ quan chính nên các mẹ cần ăn những thứ phát triển cơ quan não như cá, các loại đậu, rau … chứ không nên ăn những thứ như tinh bột, đồ ngọt….
Nhiều bà mẹ ăn tinh bột hay nhiều đồ ăn ngọt ở tháng này thì khả năng chỉ vào mẹ thôi chứ không vào con đâu. 

  • Giai đoạn 2

Từ tháng thứ 3-6: Trẻ hình thành xong hầu hết các bộ phận trong cơ thể, đại loại đã hình thành hình dạng và các bộ phận cơ thể con người như chân – tay…. Bây giờ là thời gian để phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác, thị giác, thính giác…- những cơ quan để cảm nhận và cử động.
Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
Để tốt cho con, các mẹ nên ăn nhiều thức ăn có canxi và sắt, như đồ hải sản. Ăn uống như bình thường không ăn nhiều tinh bột, và không ăn đồ ngọt, ăn nhiều rau quả, trái cây. Ăn đồ ngọt nhiều trong quá trình mang thai không tốt sẽ bị tiểu đường thai nghén dẫn đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé và có thể dẫn đến bé bị bệnh tim mạch.
Nếu mẹ hay bị đói thì nên ăn nhiều hoa quả để chống đói. Nếu mẹ nào thèm ăn cơm nên chia nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa chỉ mấy thìa cơm nhỏ để ăn cho đỡ thèm. 

  • Giai đoạn 3

Đến 3 tháng cuối thai kỳ mới là giai đoạn “bứt tốc” về cân nặng của thai nhi. 
Từ tháng thứ 6–9: Thai nhi phát triển về da và thịt, đại loại là lớp mỡ dưới da. Giai đoạn này giúp bé bớt nhăn nheo hơn những tháng trước nên cần phát triển về cân nặng. Nên đây là giai đoạn ăn nhiều tinh bột và uống sữa nhiều để tăng cân nhanh. 
Ở giai đoạn này, mẹ có thể ăn 2 bát cơm/ ngày, ngày uống 2-3 ly sữa. Trẻ sẽ phát triển về chỉ số cân nặng nhanh. Ngoài ra, các mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả. Việc uống nhiều nước sẽ hạn chế nguy cơ bị phù chân hay biến dạng mặt.

Nên nhớ

Việc tăng cân cũng cần kiểm soát, tăng vừa đều, không đột ngột. Lúc này bà bầu cũng chỉ cần ăn một lượng vừa phải khoảng 400 kcal (tương đương 2 bát cơm trắng hoặc 2 ly sữa) mà thôi. Các mẹ tăng cân nhiều quá vừa không tốt cho sức khỏe lại làm cơ thể không phản ứng kịp khiến da không co giãn, đàn hồi kịp sẽ dễ bị rạn da và sau sinh da bị chảy xệ.
Việc ăn quá nhiều không những không mang lại lợi ích cho sự phát triển của thai nhi mà còn khiến bà bầu tăng cân nhanh chóng, trở nên nặng nề và phải đối mặt với các nguy cơ tiểu tường, huyết áp, sản giật trong thai kỳ. Bên cạnh đó, thai nhi quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh thường và mẹ phải nhờ đến sự can thiệp bằng phẫu thuật.
Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ – các mẹ bầu nhớ kỹ nhé!
Đọc thêm tại đây: Xét nghiệm Triple test là gì ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Những món ăn vặt không gây béo cho bà bầu

Tham khảo lý do tại sao gây ra đau nhói ngực trái