Chảy máu mũi khi mang thai sẽ nguy hiểm thế nào ?
Bà bầu bị chảy máu mũi hay chảy máu cam là hiện tượng thường hay xảy ra trong thai kỳ và khiến nhiều người hoang mang. Hãy cùng gentis tìm hiểu về vấn đề này một cách khoa học để có biện pháp điều trị phù hợp.
Chảy máu mũi khi mang thai nguy hiểm thế nào ?
Bà bầu bị chảy máu mũi trong suốt thai kỳ là hiện tượng phổ biến, chị em phụ nữ cần hiểu biết để phòng tránh cũng như giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu mũi
Giai đoạn đầu hoặc cuối thai kỳ nhiều bà mẹ có hiện tượng chảy máu cam. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, có khoảng 20% bà bầu bị hiện tượng này. Chính vì vậy các mẹ cần biết rõ về tình trạng này và cách xử lý.
Mang thai là khoảng thời gian người phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt vì trong thời gian này, sức khỏe của mẹ cũng đồng nghĩa với sức khỏe của bé. Một trong những vấn đề của nhiều phụ nữ mang thai gặp phải là chảy máu mũi, vậy nguyên nhân từ đâu và phải xử trí ra sao?
Cần chú ý đến thay đổi nhỏ của cơ thể để có thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh minh họa: Internet
Câu trả lời là do sự biến đổi trong cơ thể mẹ. Như lượng hormone tăng cao, cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, dẫn đến lượng máu trong cơ thể nhiều hơn, tăng áp lực trên các thành mạch và mao mạch ở mũi khá mỏng nên dễ dẫn đến vỡ mao mạch, gây ra tình trạng bà bầu bị chảy máu cam.
Đặc biệt là khi có các tác nhân như rối loạn đông máu, dùng thuốc, hít thở trong môi trường lạnh và khô như máy lạnh, va đập chấn thương vùng mũi.
Hiện tượng này rất phổ biến vào những ngày đông lạnh, khi màng mũi thường bị khô và sưng tấy.
Bà bầu bị chảy máu mũi có nguy hiểm không?
Bà bầu bị chảy máu mũi là hiện tượng thường xảy ra trong thai kỳ, hiếm khi gây nguy hiểm đến thai nhi nhưng có thể tăng hiện tượng băng huyết sau sinh. Tuỳ theo trường hợp và mức độ của triệu chứng mà bác sĩ có thể cho bạn những tiên lượng khác nhau như sinh thường hay sinh mổ.
Cách khắc phục chảy máu mũi ở bà bầu
Nên bịt chặt mũi, thở bằng miệng trong vòng vài phút. Nên nghiêng người về phía trước cho máu chảy hết ra và tuyệt đối không ngửa đầu như quan niệm nhân gian.Trong vòng 24 giờ sau khi bị chảy máu cam nên hạn chế ngửa đầu, làm việc nặng, hít thở mạnh để phòng ngừa hiện tượng tái phát.
Có thể hạn chế tình trạng bà bầu bị chảy máu cam bằng cách uống nhiều nước để mao mạch mũi không khô và cơ thể có đủ lượng nước, hạn chế hít thở trong môi trường lạnh và khô, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên làm việc nặng và tránh va chạm vùng mũi, hít thở nhẹ nhàng để tránh vỡ mao mạch, không nên lạm dụng các mùi hương quá nồng hay thuốc xịt vùng mũi khiến mũi bị khô và khó hít thở.
-Khi bà bầu bị chảy máu cam hãy ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng thời gian 5 phút.
Bịt mũi lại trong 5 phút giảm tình trạng chảy máu - Ảnh minh họa: Internet
- Bà bầu nên nhớ phải nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng. Cách này làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn.
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ, kẹp toàn bộ phần mềm dưới mũi và ấn mạnh lên mặt. Tốt nhất không nên bỏ tay ra, hãy giữ chặt cho đến khi chắc chắn rằng máu đã đông hoàn toàn.
- Nếu có sẵn đá thì hãy sử dụng để giúp cầm máu nhanh bởi đá lạnh làm đông cứng mạch máu. Thông thường, máu cam sẽ tự động ngưng chảy sau khoảng 20 phút. Nếu máu chảy không ngừng sau 10 phút, bạn áp dụng các biện pháp trên, hãy thử với khoảng thời gian lâu hơn.
Khi bà bầu bị chảy máu mũi liên tục 20 phút không ngừng dù đã cố cầm máu, mẹ bầu nên đi bệnh viện ngay.
Ngoài ra nếu xuất hiện chảy máu cam ở mẹ bầu trên 4 lần một tuần thì nên đi khám bác sĩ, máu chảy lượng nhiều và cuối thai kỳ cũng nên đến bệnh viện ngay. Chia sẻ gói xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín
Mẹ bầu nên đi viện kiểm tra kịp thời khi bị chảy máu mũi - Ảnh minh họa: Internet
Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chảy máu cam một vài lần ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa thai kì không gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Tình trạng chảy máu cam như đã nêu, là một biểu hiện do những biến đổi lượng hormone trong cơ thể thai phụ. Tuy vậy nếu tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên và đột ngột, đặc biệt là ở giai đoạn các tháng cuối thai kỳ, bà bầu cần đảm bảo kiểm tra lại tình trạng cơ thể mẹ và thai nhi đảm bảo.
Nguy cơ chảy máu cam giai đoạn các tháng cuối có thể liên quan đến nguy cơ gây xuất huyết sau sinh. Cụ thể dấu hiệu chảy máu cam cho thấy những biến chứng sau sinh, và có thể khiến mẹ tử vong do mất máu nếu thực hiện phương pháp sinh đẻ.
Phụ nữ chảy máu cam giai đoạn 3 tháng cuối có tỷ lệ xuất huyết sau sinh lên tới 10%. Trong khi thai phụ khỏe mạnh chỉ có nguy cơ xuất huyết là 6%.
Không ngửa mặt lên trời khi đang bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet
Chảy máu cam còn có thể là nguyên nhân tác động gây thiếu máu và suy nhược ở thai phụ. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể tác động đến quá trình hình thành của thai nhi. Do đó nếu giai đoạn chảy máu xuất hiện ở các tháng đầu, cần thường xuyên bổ sung các loại dinh dưỡng bổ máu để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Những trường hợp chảy máu cần được lưu ý
Tình trạng chảy máu cam thông thường khi được sơ cứu đúng cách sẽ thuyên giảm sau 10-15 phút. Nếu quá trình chảy máu vẫn xảy ra liên tục sau quá 20 phút, mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bà bầu nên tìm gặp bác sĩ ngay lập tức.
Máu chảy nhiều đột ngột đến mức trào ngược vào khoang miệng cần được cấp cứu kịp thời, đảm bảo bà bầu có thể thở được và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Phòng tránh chảy máu cam khi mang thai như thế nào?
Phòng hơn chữa, thai phụ cần có những biện pháp giữ gìn cơ thể để đảm bảo không xuất hiện tình trạng chảy máu cam. Những giải pháp phòng ngừa tốt nhất nên biết:
Luôn giữ mũi được ẩm, không quá khô. Không tác động mạnh đến lỗ mũi với những thói quen như ngoáy mũi, rửa mũi quá mạnh và sạch… để tránh gây tổn thương vùng khoang mũi.
Tạo môi trường trong lành và có đủ độ ẩm trong nhà, nếu những ngày thời tiết quá hanh khô để đảm bảo hô hấp ổn định.
Uống nhiều nước và bổ sung các khoáng chất cần thiết để đảm bảo ngăn chặn màng tiết nhầy quá nhiều, khiến các mô khác có thể bị mất nước, khô gây chảy máu cam./.
Chảy máu cam cũng là dấu hiệu mang thai
Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chảy máu cam là một dấu hiệu mang thai mà nhiều mẹ bầu gặp phải? Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.
Thực phẩm nên ăn khi chảy máu cam
Bà bầu bị chảy máu cam cần lưu ý chế độ ăn - Ảnh minh họa: Interne
Theo các chuyên gia sức khỏe, 4 vitamin và khoáng chất quan trọng sau giúp cầm máu tốt cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam hiệu quả:
- Vitamin K|: Đảm bảo tình trạng đông máu ổn định, thiếu vitamin K dễ khiến bạn bị chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin K: rau lá xanh đậm, hành lá, cải bruxen, bắp cải, tỏi, dưa leo…
- Vitamin C: Giúp ngăn bệnh scorbut gây ra chảy máu trong đó có chảy máu cam. Thực phẩm giàu vitamin C: rau lá xanh, ớt chuông, bông cải xanh, quả mọng, trái cây họ cam quýt…
- Sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, dễ gây bầm tím và tăng nguy cơ chảy máu cam. Thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt… là những thực phẩm tốt người bị chảy máu cam nên ăn.
- Kali: Điều hòa chất lỏng cơ thể, ngăn ngừa mất nước, tránh các mô trong mũi bị khô gây chảy máu cam. Thực phẩm giàu kali nên bổ sung là chuối, bơ, cà chua…
- Ngoài 4 nhóm thực phẩm trên, một chế độ ăn cân bằng carbonhydrat với các thực phẩm (kiều mạch), thực phẩm chứa protein lành mạnh (đậu nành, rau xanh như cải bó xôi và cải xanh), các thực phẩm khác như cần tây, măng, rong biển, chuối, mật ong, đậu xanh, hạt hướng dương… cũng rất cần thiết đối với người hay bị chảy máu cam.
Nếu hay bị chảy máu cam, bên cạnh những thực phẩm nên ăn bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm sau: Thực phẩm có nhiều dầu mỡ, béo ngậy, thức ăn cay nóng, đồ uống có caffein.
Hầu hết bà bầu bị chảy máu mũi là bình thường. Chị em không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là nên ghi nhớ các thao tác cầm máu để ứng phó kịp thời.
Trung tâm xét nghiệm gentis chúc các mẹ có một thai kì khỏe mạnh !!!
Nhận xét
Đăng nhận xét