Khám thai xong bà bầu bị ra máu có hại thai không

Bị chảy máu trong thai kỳ luôn khiến chị em phụ nữ hoảng sợ. Chính vì thế, việc đi khám thai về bị chảy máu trở thành nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu.

Khám thai xong bà bầu bị ra máu có nguy hiểm không

Phụ nữ có thể ra máu trong khi mang thai. Theo thống kê, khoảng 20-30% phụ nữ chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ, một số phụ nữ gặp phải triệu chứng này trong những tháng cuối. Chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề xảy ra với mẹ hoặc em bé, nhưng cũng có thể là hiện tượng bình thường trong một thai kỳ khỏe mạnh. Một số người bị chảy máu nhẹ sau khi khám thai định kỳ.
Đi khám thai về bị chảy máu khiến nhiều thai phụ hoang mang.

CHẢY MÁU SAU KHI KHÁM THAI

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu khám thai xong bị ra máu:
  • Bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung của mẹ bầu nhiều lần trong suốt quá trình mang thai. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, khi khám thai, bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung). Ở giai đoạn cuối thai kỳ, bác sĩ có thể muốn kiểm tra cổ tử cung của bạn để xem độ giãn mở và độ mỏng của tử cung. Khi thực hiện những lần thăm khám trên, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay, điều này kích thích cổ tử cung và có thể gây chảy máu.
  • Việc mang thai có thể làm mềm tử cung của người phụ nữ và khiến máu lưu thông đến khu vực này nhiều hơn. Chính những thay đổi ấy có thể gây chảy máu âm đạo khi khám thai hoặc quan hệ tình dục.
  • Vào cuối thai kỳ, tử cung của mẹ bầu còn có sự thay đổi, gọi là lộ tuyến cổ tử cung, thường có thể gây chảy máu.
Việc ra máu sau khi khám cổ tử cung có thể là bình thường, nhưng cũng có thể là biểu hiện bệnh lý.
Mẹ bầu có thể thấy máu sau khi khám thai nhưng nguyên nhân không liên quan gì đến tác động khi khám nghiệm. Những nguyên nhân ấy bao gồm:
  • Bong nhau thai, nhau tiền đạo. Đây đều là những tình trạng nhau thai nguy hiểm.
  • Sảy thai, sinh non và vỡ tử cung cũng có thể khiến mẹ bầu chảy máu trong thai kỳ.
  • Cũng có thể là do chất nhầy được tống ra khỏi tử cung vào cuối thai kỳ, xuất hiện dưới dạng dịch tiết âm đạo kèm máu. chia sẻ những loại dị tật thai nhi hay gặp

KHI NÀO CẦN LO LẮNG

Mặc dù mẹ bầu có thể thấy đốm máu hoặc ra máu nhẹ sau khi khám thai, việc chảy máu nhiều lại là cảnh báo vấn đề sức khỏe.
Khi chảy máu âm đạo là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Ban đầu, máu sẽ ra một chút khiến chị em không để ý, nhầm tưởng đó là hiện tượng bình thường khi mới mang thai. Nhưng tới khi ống dẫn trứng bị vỡ, máu sẽ ra ồ ạt. Chửa ngoài dạ con sẽ bao gồm cả hiện tượng đau bụng dữ dội một bên.
Chảy máu âm đạo khi mang thai là dấu hiệu dọa sảy thai. Ngoài ra máu, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới, mỏi thắt lưng.
Chảy máu do âm đạo nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Biểu hiện ban đầu của viêm nhiễm là khí hư ra nhiều, sủi bọt hoặc sền sệt như bã đậu. Màu sắc khí hư chuyển từ trắng trong sang trắng đục, vàng hoặc xanh, kèm mùi hôi khó chịu. m đạo sưng tấy, ngứa ngáy, tiểu rắt, tiểu buốt. Và nặng hơn là chảy máu âm đạo bất thường.
Chảy máu kèm chuột rút, đau bụng dữ dội, sốt thì cần tới bệnh viện ngay. Nếu chảy máu nhiều hoặc chảy ít nhưng kéo dài trên 24 giờ cũng là dấu hiệu cho thấy thai kỳ gặp vấn đề.
Nếu chảy máu âm đạo kèm đau bụng kéo dài, bạn cần đến bệnh viện ngay.

XỬ LÝ KHI BỊ CHẢY MÁU TỬ CUNG TRONG THAI KỲ

Mẹ bầu nên nằm nghỉ hoàn toàn sau khi thấy ra máu tử cung bất thường.
Hãy chọn ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu, ăn cháo cá chép để an thai.
Thai phụ không nên quan hệ vợ chồng vào thời điểm nhạy cảm này.
Chị em nên vệ sinh vùng kín hàng ngày để tránh viêm nhiễm.
Khám thai và siêu âm thai định kỳ để sớm phát hiện ra những bất thường và có hướng giải quyết sớm.

NHỮNG LƯU Ý CHO MẸ BẦU TRONG SUỐT THAI KỲ

  • Uống nhiều nước để thải độc và ngăn chuột rút
  • Ăn thực phẩm nấu chín tại nhà, bổ sung nhiều cá giàu axit omega-3 vào chế độ ăn. Ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả sẽ giúp mẹ bầu có một chế độ ăn lành mạnh. Ăn nhiều chất xơ để phòng tránh táo bón.
  • Khám thai định kỳ để giảm thiểu rủi ro trong thai kỳ.
  • Tránh những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ bởi chúng gây ợ nóng.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, lo sợ.
  • Tránh hút thuốc, uống rượu và dùng quá nhiều cafein.
  • Đi bộ và tập Kegel để làm khỏe cơ sàn chậu.
  • Tránh nâng, nhấc các vật nặng.
  • Không sử dụng thuốc mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ
  • Tránh xa các chất hóa học độc hại
  • Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.
  • Không dọn vệ sinh chuồng mèo để tránh khuẩn toxoplasmosis. 
Xem thêm nhiều hơn kiến thức bổ ích tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn