Một vài dấu hiệu trầm cảm trong khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai không hiếm gặp nhưng lại chưa được các mẹ bầu nhận thức đầy đủ. Bài viết sau trung tâm gentis sẽ cung cấp cho các mẹ những kiến thức liên quan đến chủ đề này.

Những dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Mang thai là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về cơ thể, suy nghĩ và lối sống đối với phụ nữ. Nếu như không có sự chuẩn bị trước một cách kỹ lưỡng có thể dẫn đến một số điều đáng tiếc. Theo thống kê, có ít nhất 10% sản phụ bị bệnh trầm cảm khi mang thai và thực tế còn cao hơn. Bởi đa số các mẹ cố gắng che đậy cảm giác của mình hoặc không biết rằng mình cũng đang bị trầm cảm khi mang bầu. Theo đó, trầm cảm là một rối loạn cảm xúc nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ mang thai và em bé.
Dưới đây là một số những triệu chứng cảnh báo nguy cơ bị trầm cảm khi mang thai mà chị em phải chú ý:
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng chán nản, thất vọng hoặc trống rỗng
  • Dễ nổi cáu vô cớ, bối rối, lo âu hoặc thường xuyên khóc không lý do
  • Giảm hứng thú hoặc mất hẳn với mọi thứ xung quanh, kể cả với những thứ trước đây bản thân rất yêu thích.
  • Kích thích tăng động hoặc chậm chạp hơn hẳn so với trước
  • Nhịp tim tăng, có hiện tượng choáng ngất, khó thở, cảm giác giống như bị suy tim hay có cái gì đó đang tấn công mình.
  • Dù những triệu chứng của người bị trầm cảm khi mang thai cũng không giống nhau hoàn toàn nhưng nếu quan sát và có kiến thức thì cũng có thể sớm nhận ra.
Trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu

NGUYÊN NHÂN GÂY RA CHỨNG TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Cụ thể như sau:
  • Do hormone
Nhiều chuyên gia cho rằng thủ phạm chính gây ra trầm cảm khi mang thai là do có sự thay đổi hormone khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn. Nội tiết tố thay đổi khiến cảm xúc của sản phụ thay đổi theo hướng mạnh hơn với các vấn đề xung quanh. Trong những tháng đầu tiên của thai kì các mẹ nhớ đăng ký gói xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh để tìm ra sớm những bất thường thai kì.
  • Yếu tố về tình cảm
Có thể mẹ bầu phải chịu những ức chế vì mâu thuẫn, cãi vã với chồng hoặc những người xung quanh kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm khi mang thai.
  • Yếu tố nguy cơ
Tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm trước khi mang thai
Gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực
Sản phụ phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội
Mẹ bầu không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình dễ dẫn tới trầm cảm

TRẦM CẢM KHI MANG THAI – NGUY MẸ, HẠI CON!

Việc bị trầm cảm khi mang thai không chỉ hại đến sức khỏe mẹ bầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, đôi khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Có thể gây ra bệnh trầm cảm sau sinh
Đối mặt với nguy cơ đẻ non, thai nhi phát triển không tốt; em bé sau khi sinh cũng có thể gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.
Ngoài ra, việc mẹ bầu bị trầm cảm có thể khiến những suy nghĩ, lời nói, hành vi…của mẹ không được tỉnh táo và gây ra hậu quả khôn lường.

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM KHI MANG THAI

Điều trị trầm cảm khi mang thai cần có sự phối hợp của các bác sĩ chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, tâm lý và tất nhiên không thể thiếu gia đình hay bạn bè sản phụ.
  • Liệu pháp tâm lý
Ưu tiên những việc làm mà mẹ bầu yêu thích, không nên gò ép bản thân theo ý kiến của ai.
Tâm sự, chia sẻ những nỗi lo hay nói chuyện nhiều hơn với mọi người xung quanh
Nghỉ ngơi và ngủ đủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày để cơ thể hồi phục năng lượng
Mẹ bầu hãy thư giãn và làm những điều mình thích
  • Sử dụng thuốc
Chị em không được tùy ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi kê đơn thuốc, bác sĩ cũng cân nhắc những yếu tố để không ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tham khảo thêm nhiều hơn tại đây: https://nipt.com.vn/danh-cho-me

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn