Tháng thứ 8 bị đau bụng lâm râm có ảnh hưởng gì hay không
Nhiều mẹ bầu chia sẻ rằng: Chị em cảm thấy đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ. Không biết hiện tượng này có ảnh hưởng gì không và cách xử trí ra sao? Những thông tin dưới đây gentis sẽ giúp chị em giải đáp những băn khoăn của mình.
Tháng thứ 8 bị đau bụng lâm râm có sao không ?
- NGUYÊN NHÂN
Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có hiện tượng đau bụng lâm râm, đau mỏi các cơ vùng chậu
Đau bụng lâm râm trong thai kỳ không phải là hiện tượng lạ lẫm mà mẹ bầu có thể cảm nhận, ngay từ những tháng đầu mang thai hầu hết chị em cũng đều nhận thấy dấu hiệu này là do quá trình phôi thai làm tổ gây ra. Tuy nhiên, đau bụng ở những tháng cuối thai kỳ thì không phải mẹ nào cũng biết rõ nguyên nhân.
Sở dĩ chị em cảm nhận những cơn đau bụng lâm râm, thậm chí đau tức khó chịu ở tháng thứ 8 – 9 của thai kỳ là do sự phát triển của tử cung và kích thước thai nhi, khiến cho hệ thống dây chằng rộng phải hoạt động hết mức để có thể nâng đỡ bào thai. Sự căng cơ này khiến mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm hoặc đau ê mỏi ở vùng bụng dưới, đáy thắt lưng, hai bên hông chậu,…
Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở các mẹ bầu tháng cuối thai kỳ. Tùy vào kích thước, trọng lượng của thai nhi mà mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau nhiều hay ít, diễn ra ngắn hay kéo dài. Do đó, khi thấy dấu hiệu này mẹ không nên lo lắng quá mà cần chú ý chăm sóc cho sức khỏe của mình để giảm bớt triệu chứng trên.
Nguyên nhân là do kích thước thai và tử cung lớn nên hệ thống dây chằng rộng phải hoạt động mạnh để nâng đỡ
XỬ TRÍ ĐAU BỤNG LÂM RÂM THÁNG THỨ 8 THAI KỲ THẾ NÀO?
Khi thấy dấu hiệu đau bụng dưới lâm râm ở tháng thứ 8 mang thai, mẹ bầu cần giữ gìn sức khỏe của mình. Dấu hiệu này cho thấy, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, không nên tham việc hay có những vận động không phù hợp khiến sức khỏe trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ chú ý tới tư thế ngồi của mình khi làm việc: Nên ngồi tựa lưng vào thành ghế để có vật nâng đỡ phía sau, giúp giảm áp lực lên vùng hông và cơ bụng. Khi cần đứng lên, mẹ chú ý dùng hai tay chống xuống ghế để nâng cơ thể lên; không được ngồi bật dậy hoặc đứng lên đột ngột.
Tránh ngồi lâu 1 chỗ: Dù trong công việc hay sinh hoạt, mẹ không nên ngồi quá lâu mà chú ý đứng lên vận động nhẹ nhàng sau đó mới làm việc tiếp. Ngồi quá lâu càng làm tăng áp lực của tử cung lên vùng chậu khiến cho cảm giác đau sẽ nhiều hơn.
Nằm nghiêng bên trái khi ngủ: Những tháng cuối của thai kỳ, tử cung có xu hướng nghiêng về bên phải nên khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để giảm bớt gánh nặng lên các bộ phận xung quang và giảm sự căng giãn quá mức của hệ thống dây chằng nâng đỡ. Điều này cũng giúp cải thiện những cơn đau bụng dưới ở mẹ bầu.
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi ở những tháng cuối thai kỳ
Ngoài ra, khi muốn ngồi dậy, mẹ nên nằm nghiêng và chống tay từ từ ngồi dậy chứ không nên ngồi bật dậy đột ngột.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng, mẹ bầu xem ngay các gói xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi tại đây: https://nipt.com.vn/tin-tuc-su-kien/nhung-thuc-pham-ngan-ngua-di-tat-thai-nhi
Nhận xét
Đăng nhận xét