Có thai ba tháng đầu làm gì để mẹ khỏe con khôn
Hãy loại bỏ lo lắng, mệt mỏi trong những ngày đầu mang thai bằng top việc dưới đây nhé.
Mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến chị em nhiều lúc thấy lo lắng và mệt mỏi. Nhưng mẹ bầu chúng mình hãy tạm dẹp bỏ những băn khoăn đó để có thể cảm nhận những điều thú vị mà tam cá nguyệt thứ nhất sẽ đem đến cho các bạn.Dưới đây là một số công việc cần làm sẽ giúp mẹ bầu sắp xếp thai kỳ của mình một cách khoa học.
1. Lên lịch cho buổi khám đầu tiên
Khi chị em đã thử que thử và biết được “tin vui” thì cần lưu ý để sắp xếp với y bác sĩ chuyên khoa một buổi khám chính thức.Việc đi khám lần đầu không nhất thiết phải đến bệnh viện lớn, chị em có thể tìm hiểu một số phòng khám sản hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín, gần nơi bạn ở để đi khám.
Lần đầu đi khám có thể là khi bạn đã có thai được khoảng 10 đến 12 tuần
Buổi khám này có thể sẽ kéo dài từ 1-2 tiếng, trong đó bác sĩ có thể sẽ tìm hiểu một số thông tin như sau:
- Tiền sử bệnh tật mà bạn đã từng có ( bệnh mãn tính, đã từng phẫu thuật, các loại thuốc mà bạn đã sử dụng trong vòng 3 tháng trước). Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi về lịch sử bệnh tật của mọi người trong gia đình bạn, trong gia đình liệu có người thân nào đã mắc bệnh nan y hoặc bệnh có khả năng di truyền hay không.
- Đo chiều cao, cân nặng để xác định chỉ số khối của cơ thể.
- Đo huyết áp.
- Điểm qua một số thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn ( nghề nghiệp, nơi sinh sống, có tập thể thao hay hoạt động nặng nào không?)
Việc nắm được 1 số thông tin cơ bản như trên sẽ giúp y bác sĩ tư vấn cho bạn các kiến thức cơ bản về việc chăm sóc sức khỏe thai phụ, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và các bài tập thể dục an toàn cho mẹ bầu trong những tháng đầu thai kỳ.
Khi chị em đã thử que thử và biết được “tin vui” thì cần lưu ý để sắp xếp với y bác sĩ chuyên khoa một buổi khám chính thức. (ảnh minh họa)
2. Bổ sung axit folic hàng ngày
Để mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh việc lý tưởng nhất là chị em nên bổ sung axit folic trước 2- 3 tháng khi có ý định thụ thai.Tuy nhiên, ngay khi bạn đã xác định được việc có bầu thì bạn vẫn cần tiếp tục bổ sung axit folic (vitamin B9) với liều lượng 400 microgram (mcg) một ngày.Axit folic là dưỡng chất vàng có vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ hệ thần kinh, tủy sống của thai nhi.Ngoài axit folic mẹ bầu còn cần bổ sung 10mcg vitamin D mỗi ngày.
Vitamin D hay axit folic đều có thể tìm thấy dễ dàng trong các loại thuốc vitamin tổng hợp dành cho mẹ bầu. Tuy nhiên, ngoài việc sử dụng thuốc thì chị em vẫn cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng để thu nạp các loại vitamin bổ dưỡng một cách tự nhiên.
3. Thận trọng sử dụng thuốc
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không thể tránh được việc sử dụng thuốc do mệt mỏi hoặc điều trị một số bệnh do thai nghén gây ra.Trước khi sử dụng thuốc, chị em nên tìm hiểu các biện pháp chữa bệnh tự nhiên để hạn chế tối đa sử dụng thuốc điều trị.Khi cần thiết phải uống thuốc, mẹ bầu cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và kê đơn thuốc.Lưu ý về hạn sử dụng ghi trên bao bì, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và uống thuốc đúng liều.4. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ
Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai phụ, mà còn có nguy cơ cao bị sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.Nếu bạn không hút thuốc lá nhưng sống trong môi trường có nhiều khói thuốc, có nghĩa là bạn đang hút thuốc lá thuốc thụ động. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, điển hình là việc trẻ sinh ra nhẹ cân.
Trong trường hợp bạn là người nghiện thuốc lá, tốt nhất nên tìm sự trợ giúp hoặc can thiệp của bác sĩ có chuyên môn.
5. Bỏ rượu hoặc hạn chế tối đa
Các chuyên gia y tế khuyên chị em đang mang thai không nên sử dụng rượu trong thai kỳ hoặc ít nhất là trong 3 tháng đầu .Tuy nhiên vẫn có trường hợp chị em uống rượu trong thời gian mang thai. Tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng loại rượu có độ cồn thấp và chỉ uống 1 hoặc 2 lần/tuần.
6. Hạn chế tối đa sử dụng caffeine
Mẹ bầu vẫn có thể thưởng thức một tách cà phê trong khi mang thai, nhưng đừng quên giới hạn đi kèm. Chị em chỉ nên sử dụng 200 mg caffeine mỗi ngày, đó có thể là 2 tách cà phê hòa tan hoặc 1 tách cà phê phin.Tuy vậy, khi chị em thường xuyên sử dụng các loại đồ uống lớn hơn 200mg cafein mỗi ngày trong thời gian mang thai thì có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.Hàm lượng 200mg cafein/ngày bao gồm việc mẹ bầu sử dụng các thức uống như cà phê, trà xanh, nước ngọt, nước tăng lực và sô cô la trong một ngày.
7. Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Thiết lập cho mình một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ đảm bảo sự phát triển cân đối cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.Trước khi mang thai một số chị em có những thói quen ăn uống không tốt như nhịn ăn sáng, ăn khuya, ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Những thói quen này đều sẽ phải điều chỉnh khi mang thai.Các mẹ bầu cũng lo lắng việc ốm nghén trong thời gian đầu mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé, tuy nhiên trong tam cá nguyệt thứ nhất bạn không cần thiết phải bổ sung quá nhiều calo.Trong thời điểm này, chị em cũng cần tìm hiểu một số loại thực phẩm nhất định không nên sử dụng vì chúng có khả năng chưa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, thậm chí có độc tố như phô mai mềm, các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, các loại thực phẩm chưa được nấu chín như gan, pa tê, thịt hun khói hoặc các loại động vật có vỏ sống như hàu, ốc…8. Ốm nghén chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai
Có 75% phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên, vì vậy đây chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai.Để giảm bớt việc buồn nôn, nôn ọe, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Bạn có thể ăn ít nhưng ăn các món ăn hợp khẩu vị của mình.
Luôn để trong túi một gói bánh quy để nhấm nháp khi bạn đói hoặc vài chiếc kẹo gừng ngậm để giảm bớt cảm giác buồn nôn. Hiện tượng này sẽ giảm dần và biến mất khi bạn qua tuần 12 -14 của thai kỳ.
Với những trường hợp mẹ bầu ốm nghén nặng, nôn liên tục, cơ thể mệt mỏi do không ăn uống được thì cần thăm khám để bác sĩ chuyên khoa tiếp nước và kê đơn thuốc điều trị bổ sung.
Có 75% phụ nữ mang thai bị ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên, vì vậy đây chỉ là triệu chứng bình thường khi mang thai. (ảnh minh họa)
9. Tìm hiểu các dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ
Có một số triệu chứng xuất hiện trong thời gian mang thai mà mẹ baaif không nên xem thường như chuột rút, đau đầu, xuất huyết âm đạo… Đây có thể chỉ là những dấu hiệu bình thường nhưng cũng là cảnh báo sớm cho các biến chứng sản khoa.Vì vậy, trong quá trình khám thai định kỳ, đi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, chị em cần thông báo ngay lập tức cho bác sĩ phụ trách để kịp thời can thiệp.
10. Tận hưởng những giây phút thư giãn
Nhiều chị em có cảm giác mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức trong 3 tháng đầu mang thai. Điều này diễn ra do sự tăng giảm của tuyến nội tiết trong cơ thể. Đây thực chất chỉ là một hiện tượng bình thường trong thời kỳ đầu thai nghén, tuy nhiên nó cũng có thể gây khó khăn cho chị em đang đi làm.Hãy cố gắng một cách tối đa để đi ngủ sớm. Nếu bạn cảm thấy trằn trọc, khó ngủ thì hãy thư giãn đọc sách hoặc nghe những bản nhạc yêu thích. Thử tắt điện thoại để quên đi những áp lực trong công việc. Một giấc ngủ 8 tiếng thoải mái có thể sẽ trở thành điều “xa xỉ” khi em bé của bạn ra đời, vì vậy hãy tận hưởng nó khi bạn đang có thể thực hiện nó.11. Sẵn sàng cho buổi siêu âm đầu tiên
Lần siêu âm đầu tiên có thể diễn ra ở giữa tuần thứ 10 hoặc 13 của thai kỳ. Bố mẹ có thể nghe thấy nhịp tim hoặc những chỉ số cơ bản về sức khỏe của thai nhi.Đây có thể là thời khắc hạnh phúc khiến nhiều ông bố bà mẹ thấy xúc động , vì vậy đừng để ông xã bỏ lỡ cơ hội này. siêu âm dị tật thai nhi cũng là lựa chọn không thể thiếu của các mẹ bầu.
12. Chia sẻ niềm vui với mọi người
Đa số chị em sẽ chia sẻ niềm vui được lên chức với người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết và các đồng nghiệp ngay khi biết tin. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, mẹ bầu chờ đến thời điểm qua 3 tháng đầu mới tiết lộ cùng mọi người. Có thể họ cẩn thận để biết chắc rằng em bé đã qua được những nguy hiểm trong thời gian đầu và để sắp xếp công việc tại chỗ làm một cách hợp lý.Nhưng nếu bạn đang phụ trách những công việc vất vả hoặc có những biến chứng nguy hiểm thì tốt nhất nên thông báo việc có thai cùng đồng nghiệp hoặc người có trách nhiệm tại đơn vị làm việc để được thuyên chuyển công tác hoặc có sự điều chỉnh phù hợp.
Dù muốn hay không thì sau 3 tháng đầu, bụng bầu sẽ bắt đầu “lộ diện”, nếu bạn muốn giấu cũng không thể giấu được, vì vậy hãy chủ động để đón nhận những lời chúc phúc từ bạn bè, đồng nghiệp.
13. Tập thể dục nhẹ nhàng
Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ rất có lợi về thể chất và tinh thần cho mẹ bầu. Việc chăm chỉ hoạt động cũng giúp chị em dễ dàng kiểm soát cân nặng trong thai kỳ và sau khi sinh bé.Nếu có thể, mẹ bầu nên tham gia các lớp thể dục có người hướng dẫn hoặc lớp tập dành riêng cho bà bầu. Hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với điều kiện sức khỏe, thời gian luyện tập.
14. San sẻ công việc nhà
Mẹ bầu làm việc nhà cũng cần thận trọng khi sử dụng hóa chất tẩy rửa hoặc mang vác vật nặng.Chị em nên đeo găng tay và khẩu trang khi cần thiết tiếp xúc với các hóa chất có mùi. Trong quá trình vệ sinh, lau chùi nhà cửa hoặc đồ dùng thì nên mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió.
Trong quá trình nấu nướng, mẹ bầu cũng cần hạn chế ngồi nấu lâu trước bếp nóng có nhiệt độ cao.
Để đảm bảo giữ sức khỏe cho mẹ và bé, bạn nên chủ động san sẻ, phân công việc nhà cùng các thành viên khác trong gia đình, tránh việc ôm đồm hoặc làm việc không phù hợp với phụ nữ mang thai.
15. Bắt đầu tập các bài tập xương chậu
Các bài tập luyện tập cho khung xương chậu sẽ giúp chị em hạn chế hiện tượng tiểu són trong thời gian mang thai và sau sinh.Khi lần đầu thực hiện các bài tập khung xương chậu, mẹ bầu cần sự hướng dẫn của y bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo các động tác đúng và chính xác.Cố gắng duy trì thực hiện bài tập một cách thường xuyên và đều đặn.16. Tham gia lớp học tiền sản
Việc tham gia các lớp tiền sản trong những năm gần đây đã đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều cho phụ nữ mang thai.Tham gia các lớp học này sẽ giúp mẹ bầu, đặc biệt là những người lần đầu làm mẹ có những kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng trong việc chăm sóc thai kỳ và bé yêu khi chào đời.
Bạn nên chọn những lớp học tiền sản có địa điểm gần với nơi ở hoặc nơi làm việc của mình. Ngoài việc đăng ký học trực tiếp, mẹ bầu cũng có thể học trực tuyến không mất chi phí, thời gian linh hoạt.
17. Khuyến khích chồng tham gia các hoạt động cùng mình
Mọi người luôn cho rằng nhân vật chính là mẹ và em bé và ông bố dường như bị cho ra rìa trong chuyện bầu bí. Thực tế thì người mẹ có cơ hội để gắn kết với em bé ngay từ đầu nên họ sớm có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và thai nhi.Hãy luôn chia sẻ và khuyến khích chồng cùng tham gia các hoạt động diễn ra trong thai kỳ như đi khám thai, siêu âm, đăng ký học tiền sản, mua đồ dùng cho bé… để ông bố biết được những khó khăn, vất vả thậm chí là nguy hiểm khi vợ mang bầu. Từ đó, để các anh thể hiện sự quan tâm và vun vén cho gia đình. Họ có thể lóng ngóng trong thời gian đầu nhưng sẽ quen dần nếu được vợ chia sẻ và giúp sức để trở thành một người chồng tốt, một ông bố tốt.
18. Mua một chiếc áo ngực dành cho bà bầu
Một số bà bầu có hiện tượng “chửa ngực” sẽ sớm sắm những chiếc áo ngực mới cho mình. Còn lại đa số kích thước bầu ngực của chị em sẽ tăng nhanh vào tuần thứ 8-10 của thai kỳ.Chị em nên lựa chọn những chiếc áo ngực có chất lượng tốt, thấm hút mồ hôi để tạo sự thoải mái trong các hoạt động của mẹ bầu.
Chị em không nên mua sắm quá nhiều áo ngực một lúc vì mỗi thời kỳ mang thai, bầu ngực càng lúc càng lớn hơn đòi hỏi chúng ta sẽ phải thay đổi áo ngực sao cho phù hợp.
19. Gần gũi chồng nếu bạn thoải mái
Trong tam cá nguyệt đầu tiên nhiều chị em thấy sức khỏe mệt mỏi nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn chuyện gần gũi với chồng.Tuy nhiên khi sức khỏe của bạn đã ổn định, bác sĩ chuyên khoa cũng không có những chỉ định hoặc thai kỳ của bạn không có những biến chứng thì không có lý do gì mà trì hoãn chuyện vợ chồng.
Trong những thời điểm cần ngưng quan hệ tình dục chị em nên nói chuyện để chồng hiểu và thông cảm với vợ. Thay vào đó, tổ chức những buổi hẹn hò lãng mạn thay thế cũng giúp duy trì đời sống tình cảm mặn nồng của vợ chồng.
Trong tam cá nguyệt đầu tiên nhiều chị em thấy sức khỏe mệt mỏi nên hạn chế hoặc kiêng hoàn toàn chuyện gần gũi với chồng. (ảnh minh họa)
20. Tận hưởng giai điệu massage
Bạn đang khổ sở đối mặt với những cơn đau nhức khắp cơ thể, vậy còn chần chừ gì nữa khi tận hưởng những buổi massage tuyệt vời do những nhân viên có kinh nghiệm thực hiện.Nếu bạn không có điều kiện để đi spa một cách thường xuyên hãy tham khảo những bài tập xoa bóp cho các vùng lưng, vai, đầu để làm giảm sự căng thẳng và mệt mỏi. Bên cạnh đó bạn có cơ hội để “đào tạo” ông xã thành nhân viên massage cho riêng mình.
21. Chuẩn bị ngân sách tài chính cho bé yêu
Đã đến lúc bạn cần cân nhắc một cách nghiêm túc về vấn đề tài chính trong gia đình. Hãy phân chia một cách rõ ràng các khoản dành cho việc mua sắm đồ dùng cho em bé, vào viện sinh nở, chăm sóc cho mẹ và bé trong thời gian nghỉ thai sản….Chuẩn bị kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn có những lựa chọn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của gia đình.
22. Nắm vững quá trình phát triển của thai nhi
Mẹ bầu nên tìm hiểu các tài liệu tham khảo để nắm biết các thông tin, chỉ số liên quan đến quá trình phát triển của thai nhi, từ đó theo dõi sức khỏe của con yêu. Trong trường hợp nhận thấy có những thay đổi bất thường, chị em cần thắc mắc hoặc chia sẻ cùng bác sĩ chuyên khoa.23. Tham gia các câu lạc bộ
Không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua bằng chính những người phụ nữ cùng chung hoàn cảnh.Tham gia các câu lạc bộ bà mẹ mang thai giúp chị em được trao đổi những kinh nghiệm, thông tin về chuyện sinh nở, chăm sóc bé lại có thêm nhiều bạn bè mới ở mọi miền tổ quốc.
Trên đây chỉ là những gợi ý cho chị em chúng mình và bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thấy phù hợp với điều kiện, khả năng và hoàn cảnh của mình.
Tham khảo ngay Xét nghiệm máu có thể biết được những bệnh gì?
Nhận xét
Đăng nhận xét