Ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai

Mục đích của xét nghiệm máu khi mang thai là để đánh giá tình trạng sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, đồng thời dự đoán các nguy cơ cho thai kỳ và trong cuộc sinh. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm máu và kết quả thăm khám nói chung, bác sĩ sản khoa sẽ có hướng can thiệp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.

Ý nghĩa của xét nghiệm máu khi mang thai là gì ?

Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi

Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết

Thông thường khi mang thai bà bầu cần làm những xét nghiệm như kiểm tra nhóm máu, yếu tố Rh, huyết đồ, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi. Trong đó:
– Nhóm máu: Xác định nhóm máu (O/ A/ B/ AB) của thai phụ để đề phòng phải truyền máu trong thai kỳ và trong cuộc sinh.
– Yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-, trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+, dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.
– Huyết đồ: Đánh giá hàm lượng sắt trong cơ thể có bị thiếu dẫn đến thiếu máu hay không. Nếu có, mẹ bầu sẽ được chỉ định bổ sung sắt. Ngoài ra, xét nghiệm máu khi mang thai còn phát hiện các bệnh rối loạn tế bào máu (bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia) – gây thiếu máu cho cả bà bầu và thai nhi.
– Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai nhi: Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không. Từ đó đánh giá mức độ rủi ro cho thai kỳ, đưa ra giải pháp phòng ngừa/ hạn chế tổn thương cho bé khi sinh ra.

Khi nào cần xét nghiệm máu?

Bà bầu cần làm xét nghiệm máu trong khi mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ. Đây là thời gian lý tưởng, tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó mà mẹ bầu chưa làm xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần tư vấn bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.

Xét nghiệm máu khi mang thai được thực hiện ở đâu?

Tại cơ sở y tế có khoa xét nghiệm máu dành cho bà bầu. Thông thường, khi đi khám thai định kỳ, bà bầu sẽ được bác sĩ hẹn thời gian và địa điểm làm các xét nghiệm máu.
Quy trình lấy máu, xét nghiệm máu, trả kết quả tại Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh luôn đảm bảo hai tiêu chí: nhanh chóng và chính xác.

Ngoài xét nghiệm máu, bà bầu có thể phải làm những xét nghiệm khi mang thai như:

– Xét nghiệm nước tiểu: Đo lượng protein, albumin, nitrite… trong nước tiểu xem mẹ có mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu, bị bệnh tiểu đường thai kỳ hay không.
– Xét nghiệm sàng lọc di truyền bằng kỹ thuật sinh thiết gai nhau, chọc dò nước ối: Được bác sĩ chỉ định trong trường hợp có hình ảnh siêu âm bất thường, hoặc mẹ lớn tuổi (trên 35), gia đình có tiền sử bệnh di truyền, mẹ từng sinh con bị dị tật bẩm sinh.
+ Sinh thiết gai nhau – CVS (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 10 – 12): Phân tích các bất thường nhiễm sắc thể của mẫu tế bào lấy ở màng đệm bao quanh phôi thai, qua đó chẩn đoán sớm một số bệnh di truyền nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edwads…
+ Chọc dò nước ối (tiến hành khi thai ở khoảng tuần 15 – 18): Một lượng nước ối chứa các tế bào từ da của em bé được hút ra để kiểm tra nhằm tầm soát hội chứng Down, dị tật ống thần kinh…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn