Quá trình thai nghén tác động gì đến viêm khớp
Phụ nữ bị viêm khớp mà muốn có thai sẽ có thể phải chịu đựng những cơn đau và những hạn chế về thể chất. Các câu hỏi đặt ra là: Viêm khớp có ảnh hưởng đến thai không? Và mang thai có ảnh hưởng đến viêm khớp không? Cùng NIPT gentis tìm hiểu ngay nhé !
Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp
Hãy thử khả năng trước khi mang thai
Viêm khớp (có trong viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì...) ảnh hưởng đến thể chất, sức mạnh và sức chịu đựng, nên người phụ nữ cần đánh giá khả năng của mình có thể mang thai không. Khi có thai, thai phụ sẽ tăng cân cộng thêm trọng lượng của thai nhi. Sức nặng này sẽ tác động lên khớp đau, ví dụ tăng nặng lên đầu gối, thắt lưng, khớp hông. Bạn có thể tự kiểm tra sức mạnh và sức bền để đánh giá thể lực của mình bằng cách: Nhấc một túi gạo khoảng 5kg và giữ nó bằng một cánh tay trong khi ngồi ít nhất 10 phút. Bạn có thể đi lên và xuống cầu thang dễ dàng trong khi mang theo một túi đồ nặng 5kg? Bạn có thể đi bộ quanh nhà với một thứ xách tay 5kg trong tối đa 10 phút? Sau khi mang nặng như thế bạn có bị đau ở hông, đầu gối hoặc bàn chân không? Bạn có thể gập cổ, cằm, ngực, nếu bạn đang ôm con không? Nếu bạn vượt qua các phép thử này dễ dàng thì việc mang thai sẽ diễn ra suôn sẻ.
Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp?
Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: Một số trường hợp, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thuyên giảm trong khi mang thai. Với hầu hết thai phụ, sự thuyên giảm bệnh này xảy ra vào cuối tháng thứ tư của thai kỳ. Tuy nhiên, sưng khớp có thể giảm, đau khớp và cứng khớp vẫn có thể tồn tại do tổn thương khớp trước đây. Nhưng một đợt bùng phát viêm khớp có thể xảy ra khoảng 2-8 tuần sau khi sinh.
Với bệnh Lupus ban đỏ (một bệnh ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong đó có khớp): Khi mang thai, các triệu chứng của bệnh Lupus có thể không tiến triển, hay có khi cải thiện hơn hoặc ngược lại trở nặng hơn. Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ đợt bùng phát, bệnh Lupus nên được kiểm soát tốt từ 6 tháng trước khi mang thai chứ không nên để đến thời gian mang thai 3 tháng đầu.
Đau lưng có thể nặng lên khi mang thai do tử cung phát triển.
Bệnh xơ cứng bì (bệnh có nhiều triệu chứng, trong đó có triệu chứng xương khớp - gây đau, dính, cứng khớp, tiêu xương): Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các đợt cấp của bệnh xơ cứng bì liên quan đến xương khớp có cải thiện trong thai kỳ.
Việc đình chỉ thai (phá thai) và sinh nở: Sinh nở, phá thai hoặc thai chết lưu đều có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng của viêm khớp. Các khớp chịu trọng lượng như khớp hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân có thể trở nên tệ hơn do tình trạng tăng cân khi mang thai. Đau lưng cũng có thể nặng lên do tử cung phát triển.
Viêm khớp ảnh hưởng đến thai nghén
Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh non và biến chứng sơ sinh cao hơn, nguy cơ bị sẩy thai cao hơn và có khả năng em bé sẽ gặp phải các vấn đề bất thường bẩm sinh. Các loại bệnh gây viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng có thể ảnh hưởng đến thai. Những phụ nữ bị bệnh Lupus, xơ cứng bì hoặc các bệnh thấp khớp khác, đặc biệt nếu bệnh đã gây ra các vấn đề về thận hoặc huyết áp cao có thể bị đe dọa tính mạng khi mang thai. Nếu viêm khớp xương sườn, thai phụ có thể bị khó thở. Còn viêm khớp hông có thể gây khó khăn trong việc sinh thường và có thể phải mổ lấy thai.
Việc dùng thuốc điều trị viêm khớp và mang thai
Nhìn chung mọi vấn đề cần quan tâm phải được đưa ra thảo luận giữa hai vợ chồng và các bác sĩ sản khoa, bác sĩ xương khớp. Trong hầu hết các trường hợp, mang thai không phải là vấn đề gì lớn, nhất là nếu bệnh khớp nhẹ.
Lý tưởng nhất là người phụ nữ nên dừng tất cả các loại thuốc trong khi mang thai. Tuy nhiên, đôi khi thai phụ vẫn phải dùng thuốc để điều trị bệnh. Việc dùng thuốc hay không là một quyết định phải dựa trên chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được ngừng đột ngột, nhưng có thể sẽ gây ra các đợt bùng phát bệnh sau khi ngừng sử dụng thuốc. Riêng thuốc điều trị viêm khớp, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, thảo mộc và thực phẩm chức năng đều cần xin tư vấn bác sĩ xem có an toàn khi mang thai hay không. Các thuốc ức chế miễn dịch, được gọi là DMARDs, nên tránh trong khi mang thai. Phụ nữ mang thai bị bệnh viêm khớp nên tham gia tập thể dục thường xuyên để duy trì sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt của các cơ quan trong cơ thể. Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi. Để bảo vệ khớp, thai phụ cần tìm hiểu cách bảo vệ khớp khỏi áp lực, căng thẳng và sử dụng các thiết bị hỗ trợ bảo vệ khớp cũng như vận động an toàn. Có ý thức áp dụng các cách để phòng tránh và quản lý stress, bởi căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm khớp.
Mẹ có thể tham khảo thêm về các xét nghiệm cần làm khi mang thai để chăm sóc sức khỏe và có sự chuẩn bị tốt nhất trong thai kỳ.
Nhận xét
Đăng nhận xét