Top 9 tuyệt chiêu để mẹ bầu ăn vào con

Nguyên tắc ăn uống để “vào con không vào mẹ” như thế nào? Nhiều bà bầu lo lắng khi biết thai nhi vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh không phải là chuyện dễ, nhiều mẹ ăn nhiều nhưng cân nặng của con vẫn không khả quan. Vậy mẹ bầu ăn gì để con to mà vẫn giữ dáng cùng nipt gentis tìm hiểu ngay nhé ?

Điểm danh 9 bí quyết để mẹ bầu ăn vào con

kinh nghiệm ăn uống để vào con không vào mẹ

1. Uống đủ nước

Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn.

2. Ăn sáng đủ chất

Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào bữa sau, dẫn đến nguy cơ tăng cân rất nhanh.

3. Ăn nhiều bữa nhưng không có nghĩa là tăng đồ ăn vặt

Hiện tượng buồn nôn, ốm nghén, khó tiêu hóa khi mang thai có thể làm cho bạn không thể tập trung vào ăn ba bữa chính như bình thường. Vì vậy, chị em nên chia nhỏ thành 5-7 bữa ăn. Việc này giúp bạn nạp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, đồng thời làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích mỡ thừa, bớt ốm nghén cho chị em.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn sẽ tăng số lượng đồ ăn vặt lên. Trong các thức ăn nhanh chứa rất nhiều đường, cholesterol làm cân nặng mẹ bầu tăng vù vù mà lại chẳng bổ sung được tí calo nào cho cơ thể. Thay vào đó, các mẹ có thể lưu ý uống các loại sinh tố hoa quả có nhiều chất dinh dưỡng để tốt cho em bé. Mẹ bầu nhớ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để tìm ra những bất thường trong thai kỳ nhé !

4. Tạo dựng thói quen ăn chậm nhai kỹ

Khi mang thai, cơ thể cần nạp 2500 calories/ngày. Do những thay đổi hocmon trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, chị em nên thay đổi thói quen ăn uống của mình. Thay vì ăn nhanh, vừa ăn vừa xem TV, bạn nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn những món mình yêu thích, ăn chậm nhai kỹ để dạ dày có cảm giác nhanh no. Thói quen này còn kiềm chế bạn ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.

5. Bỏ ngay suy nghĩ ăn cho cả con

Tâm lý đám đông thường khiến mẹ bầu ăn nhiều gấp đôi vì tưởng là tốt cho cả con. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc ăn nhiều chưa chắc đã là việc làm tốt cho thai nhi, vì trong từng giai đoạn mang thai, em bé sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau để phát triển. Mỗi lần một chút sẽ khiến cân nặng bạn tăng nhanh không ngờ đấy.

6. Duy trì thói quen luyện tập

Theo các nhà khoa học, duy trì thói quen tập luyện không chỉ giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm các triệu chứng ốm nghén khó chịu mà còn giúp mẹ bầu ngủ ngon và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh.
Tập những bài tập luyện nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… thường xuyên giúp mẹ bầu tăng năng lượng, cải thiện hơi thở, tránh tăng cân quá nhanh.

7. Hạn chế ăn các món ngọt và mặn

Cố gắng hạn chế không ăn nhiều để không bị tăng cân cũng như bị tiểu đường thai kì. Do vậy nếu hôm nay bạn ăn bánh, kẹo, chè thì ngày mai bạn sẽ cố gắng nhịn vài ngày rồi sau đó mới dám ăn tiếp lại. Nói chung là lúc cố gắng kiềm chế thì phải đòi hỏi quyết tâm dữ lắm, các bạn cũng cố gắng nhé!
Ngoài việc không ăn nhiều món ngọt thì bạn cũng hạn chế tối đa ăn mặn để tránh bị các nguy cơ như bị phù nước ở chân hay huyết áp tăng. Mecuti thấy nhiều món ở các tiệm ở Việt Nam nêm nếm hơi bị mặn và cho nhiều bột ngọt hay đường, đặc biệt là các món hủ tiếu, cháo, bún, phở. Nên khi ăn ở ngoài, các bạn cũng nên lựa những nơi chất lượng để ăn, hay cũng hạn chế không húp nhiều nước súp để tránh cơ thể hấp thụ nhiều bột ngọt, muối hay đường, không tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé nhé.

8. Ăn giảm dần vào buổi trưa và tối, chủ yếu ăn rau và canh

Sau khi đã ăn nhiều vào buổi sáng thì các bạn giảm dần “ sức ăn” vào buổi trưa và tối . Trưa và tối sẽ chủ yếu ăn cơm nhà, có rau, canh và cơm thì nhiều nhất khoảng nửa chén thôi. Ăn vừa bụng thì ngưng, chứ không ăn đến khi có cảm giác no căng.
Ăn tối trước 7 giờ tối: Khoảng 6 giờ chiều, các bạn tranh thủ ăn xong buổi tối, và sau đó thì sẽ cố gắng không ăn bất kì món gì nữa. Ăn sau 7 giờ hay trễ nhất là 8 giờ tối là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng trong thai kì. Buổi tối trước khi đi ngủ, nếu bạn có cảm giác hơi đói đói thì là thành công rồi đó. Nếu có cảm giác đói quá thì trước khi đi ngủ, bạn có thể uống 1 ly sữa nóng để dằn bụng, chứ đừng đi lục nồi cơm nhé !

9. Ăn chia nhiều bữa nhỏ

Bên cạnh đó, các bạn cũng chú ý khi ăn thì chia thành nhiều bữa nhỏ vì bụng bầu càng to ăn một lúc thật nhiều sẽ mang đến cảm giác no căng khó chịu hay bị tăng acid dịch vị. Đặc biệt, lúc ăn nhớ cố gắng nhai thật chậm từ từ để giúp cơ thể tiêu hoá tốt thức ăn, hấp thụ đầy đủ vitamin và để tránh cảm giác thèm ăn, muốn ăn thật nhanh, thật nhiều. Và một điểm quan trọng nữa là mỗi ngày các bạn nhớ vận động nhẹ, ví dụ như đi bộ từ 15 phút để nửa tiếng để giúp cơ thể khoẻ mạnh, săn chắc và giảm bớt calorie thừa nhé …
Ngoài việc ăn uống theo những nguyên tắc trên, các bà bầu cũng nên cung cấp cho cơ thể những loại vitamin, sữa canxi , bột rau xanh mà các bạn vẫn thường xuyên uống từ trước cho đến suốt thai kì. Ví dụ trước khi có bầu là các bạn đã uống vitamin tổng hợp chứa acid folic , canxi và sắt đến tận bây giờ. Ngoài ra, từ giữa thai kì thì các bạn ngưng không uống sữa tươi vì có chứa nhiều chất béo mà chủ yếu uống sữa canxi pha chung với cà phê hay trà sữa dành riêng cho bà bầu (chỉ có vị cà phê, trà sữa thôi, chứ không có caffeine mà chỉ toàn vitamin). Đặc biệt từ cuối thai kì trở đi đến khi sinh và cho bé bú thì các bạn còn bổ sung uống them viên DHA để giúp mẹ có được sự tập trung, cũng như bổ sung thêm cho trí não của bé.
Đọc thêm : siêu âm độ mờ da gáy là gì ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Những món ăn vặt không gây béo cho bà bầu

Tham khảo lý do tại sao gây ra đau nhói ngực trái