Chia sẻ những nguy cơ từ chọc ối bà bầu nên biết

Để phát hiện sớm dị tật thai nhi, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu làm một số xét nghiệm chuyên sâu bằng phương pháp sàng lọc hoặc chẩn đoán như chọc ối. 
Để tìm hiểu kĩ hơn về những vấn đề khi thực hiện chọc ối và những phương pháp nào làm giảm nguy cơ chọc ối, mời bạn hãy cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu nhé!

Chia sẻ những nguy cơ từ chọc ối mẹ bầu nên biết

Nguy cơ sẩy thai sau khi chọc ối là bao nhiêu?

Chọc ối có thể gây sẩy thai nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ (ít hơn 1%, hoặc khoảng 1/200 tới 1/400). Tỷ lệ này sẽ còn thấp hơn nếu được thực hiện bởi bác sĩ hoặc ở một trung tâm có kinh nghiệm. Ngoài ra có những biến chứng khác như tổn thương tới em bé hoặc mẹ, nhiễm trùng và sinh non và những biến chứng này cũng rất hiếm khi xảy ra.

Cách làm giảm nguy cơ sẩy thai

Bạn có thể yêu cầu bác sĩ có nhiều kinh nghiệm hoặc đến trung tâm uy tín để thực hiện thủ thuật chọc ối này. Trước khi tiến hành, bạn nên thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của các thủ thuật xâm lấn như chọc dò ối hoặc sinh thiết gai nhau. Nhân viên tư vấn sẽ ghi chú lại bệnh sử gia đình và hỏi về việc mang thai của bạn. Tiến hành chẩn đoán trước sinh giúp các mẹ yên tâm hơn cho hành trình vượt cạn của bé yêu.
Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ biết được nguy cơ mắc bệnh nhiễm sắc thể hoặc bệnh di truyền đặc biệt. Sau đó, bạn có thể quyết định xem liệu có nên làm xét nghiệm tầm soát, sinh thiết gai nhau, chọc ối hoặc thậm chí bỏ qua hoàn toàn việc tầm soát.

Mẹ bầu cần đưa ra những quyết định gì?

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi phải làm tất cả xét nghiệm tầm soát và xét nghiệm chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Bác sĩ sẽ trao đổi về những ưu và nhược điểm của từng phương pháp với bạn. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể cân nhắc trao đổi thêm với một chuyên gia về di truyền học. Tuy nhiên, quyết định có thực hiện hay không vẫn nằm ở phía bạn.
Nhiều phụ nữ chọn sàng lọc và sử dụng kết quả này để quyết định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. Một số khác tự nguyện lựa chọn xét nghiệm chẩn đoán, do họ lo lắng bản thân sẽ gặp nguy cơ cao về vấn đề nhiễm sắc thể hoặc có bất thường không thể phát hiện bằng xét nghiệm sàng lọc. Số còn lại quyết định không thực hiện xét nghiệm sàng lọc hoặc chẩn đoán.
Khi lựa chọn xét nghiệm xâm lấn, có người sẽ chuẩn bị tâm lý bỏ thai nếu tìm thấy vấn đề nào đó nghiêm trọng. Một số khác quyết định thực hiện thủ thuật này mặc dù họ chưa chắc chắn mình sẽ làm gì nếu kết quả ra không như kì vọng.
Cũng có phụ nữ quyết định thực hiện chọc ối ngay cả khi họ biết rằng họ sẽ không chấm dứt thai kỳ. Họ sẵn sàng và chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn, thách thức phía trước. Trong một số trường hợp, các mẹ có thể lựa chọn chuyển sang một bệnh viện uy tín hơn với các chuyên gia và trang thiết bị hiện đại hơn.
Hi vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp mẹ bầu có những quyết định đúng đắn và tháng thai kì khỏe mạnh nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn