Bảy vấn đề răng miệng mẹ bầu nên biết
Bà mẹ mang thai và cho con bú có nhu cầu chăm sóc và điều trị răng cần được chỉ định rõ ràng từ các chuyên gia Y tế. Cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng sàng lọc nipt và tìm hiểu những lưu ý quan trọng khi điều trị răng miệng cho mẹ bầu nhé!
Tìm hiểu 7 vấn đề răng miệng mẹ bầu cần biết
Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh răng miệng?
Khi mang thai, hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi cộng với những xáo trộn trong thói quen sinh hoạt hàng ngày khiến phụ nữ khi mang thai dễ mắc các bệnh răng miệng (sâu răng, viêm nha chu…) hơn bình thường.
Dễ mắc các bệnh về nướu như: viêm nướu, sâu răng do sự xuất hiện của các mảng bám, vi khuẩn bám trên răng
Môi trường pH trong khoang miệng sẽ bị thay đổi, làm giảm khả năng bảo vệ khiến răng miệng dễ gặp nhiều bệnh lý.
Lưu ý quan trọng bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho phụ nữ mang thai
Bệnh răng miệng không những tác động tiêu cực tới sức khỏe và tâm lý của các mẹ, mà còn ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đây là một số lưu ý quan trọng để bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho phụ nữ mang thai:
1. Khám răng trong giai đoạn mang thai
Một điểm cần lưu ý vào lần khám răng đầu tiên, người mẹ cần thông báo trước cho bác sỹ hoặc kỹ thuật viên nếu như đang có thai hoặc có khả năng có thai để được sắp xếp khám theo các bước dành riêng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý tránh tiếp xúc với tia X – quang, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên khi thai đang trong giai đoạn hình thành, vì có thể làm xáo trộn quá trình phát triển của bào quan, gây dị tật ở thai nhi. Đặc biệt, mẹ không được tự ý dùng thuốc khi mắc các bệnh về răng miệng mà phải theo chỉ định của bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Mẹ bầu nên tham khảo các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để an tâm hơn trong thai kì.
2. Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng
Phụ nữ mang thai sẽ đi kèm với rất nhiều vấn đề cần được quan tâm đặc biệt hơn, và vệ sinh răng miệng cũng không là ngoại lệ. Hãy tham khảo nha sĩ của bạn về các loại sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả cho trường hợp của bạn. Bên cạnh việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, bạn nên súc miệng với dung dịch súc miệng có chứa fluoride mỗi tối.
3. Theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường
Trong thời gian mang thai, một số người có thể sẽ rất dễ bị viêm nướu thai nghén. Viêm nướu thai nghén là một dạng bệnh lý nướu mức độ nhẹ, làm cho nướu bị tấy đỏ, đau rát. Để phòng ngừa viêm nướu rất đơn giản, chỉ cần bạn luôn giữ răng sạch mảng bám. Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên vệ sinh răng thường xuyên hơn để kiểm soát viêm nướu. Viêm nướu nếu không được điều trị có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, nếu thấy có bất kỳ thay đổi nào trong miệng khi mang thai, hãy đến khám nha sĩ ngay.
Sự gia tăng hormone trong thời kỳ mang thai dễ dẫn đến viêm nướu thai nghén, nướu đỏ, sưng, đau hoặc bị chảy máu. Tình trạng viêm nướu thường xảy ra từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ và có thể kéo dài đến nhiều tháng sau sinh. Vì thế, phụ nữ trong giai đoạn mang thai bị viêm nướu cần đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị. Ngoài ra, cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh, đều đặn để loại trừ mảng bám ở răng và lợi.
3. Lưu ý các phương pháp điều trị nha khoa
Trám răng và nhổ răng:
Trong giai đoạn 9 tháng của thai kỳ, 3 tháng đầu là thời điểm mẹ bầu cần kiêng cử nhiều thứ vì đây là lúc bé đang hình thành các bộ phận đầu tiên.Bất cứ một viêm nhiễm nhỏ nào trên cơ thể mẹ cũng khiến con bị ảnh hưởng. Do đó, quyết định trám răng hay làm răng cũng cần được xem xét kỹ trong giai đoạn này. Nhìn chung, nếu xét về khoảng thai kỳ thì tháng thứ 5-7 là thời điểm dễ chịu nhất cho mẹ bầu trám răng hay nhổ răng.
Cạo vôi răng
Mảng bám, vôi răng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh cho miệng. Vì vậy, trong thời kỳ mang thai, việc lấy vôi răng là vô cùng cần thiết với bất cứ ai và với bà bầu cũng vậy.
Nếu không lấy vôi răng định kỳ thì vi khuẩn có thể ăn mòn vào cấu trúc răng, gây ra sâu răng, và có nguy cơ chuyển biến thành viêm nha chu rất nguy hiểm cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Điều trị viêm nướu
Phụ nữ mang bầu hay bị sưng nướu, đỏ nướu hoặc bị chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa hay đánh răng do thay đổi nội tiết tố. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: sinh non, thai nhẹ cân, mẹ mệt mỏi, thật chí gây tiền sản.
Do đó, trong gian mang bầu, bạn nên khám nha định kỳ để bác sĩ khám và điều trị kịp thời các dấu hiệu bệnh răng miệng bất thường.
4. Tham khảo tư vấn bác sĩ chuyên gia muốn phục hình thẩm mỹ: bọc răng sứ, dán sứ veneer
Thẩm mỹ răng sứ trong khi đang mang thai thực hiện được khi được khám và chỉ định cũng như theo dõi sát sao của bác sĩ nha khoa có chuyên môn. Bà bầu được chỉ định làm răng khi thai từ tháng thứ 3 – tháng thứ 6, thai nhi ổn, tâm lý ổn định và không bị nghén. Lưu ý, bà bầu không nên tự ý hoặc qua loa trong việc tìm hiểu về nha khoa và tay nghề bác sĩ.
Mặc khác, khi thẩm mỹ răng sứ đều trải qua giai đoạn khám và chụp X-quang răng (không gây hại cho thai nhi) nhưng nếu tiếp xúc nhiều lần quá sẽ gây hại. Bọc răng sứ và dán sứ có mài răng nên ít nhiều cũng gây cảm giác ê nhẹ nên các mẹ lưu ý nhé!
5. Chọn nha khoa có điều kiện vô trùng và chụp phim X-quang an toàn cho bà bầu
Phim XQuang nha khoa đôi khi rất cần thiết trong trường hợp cấp cứu, hoặc cần chẩn đoán các vấn đề răng miệng. Nha sĩ và kỹ thuật viên sẽ cho bạn mặc áo chì để giảm thiểu tối đa việc nhiễm xạ cho vùng bụng.
6. Dinh dưỡng trước và sau khi sinh em bé
Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, các mẹ nên bổ sung đầy đủ các lượng vi chất cần thiết, đặc biệt là vitamin A, C, D, protein, calcium và phosphorous. Bên cạnh đó, thông thường các bà bầu sẽ ăn nhiều, đặc biệt là ăn vặt. Các mẹ nên chọn những thực phẩm ăn vặt ít đường, nhiều vitamin, không quá cứng Ăn vặt quá nhiều có thể gây nguy cơ sâu răng. Khi ăn vặt, hãy lưu ý chọn các loại thức ăn ít đường, và đảm bảo dinh dưỡng cho cả bạn và em bé. Chẳng hạn như trái cây tươi, rau củ, yogurt, bơ. Và hãy luôn nhớ tuân thủ các lời khuyên về chế độ dinh dưỡng từ bác sĩ.
Hãy tiếp tục chăm sóc răng miệng cho bản thân và cho cả con. Trẻ sơ sinh thường chưa có răng trong miêng. Hầu hết sẽ bắt đầu mọc răng sữa vào khoảng 6 tháng sau sinh. Trong suốt những ngày đầu tiên sau khi sinh, hãy vệ sinh miệng của bé bằng cách lau nhẹ nướu với gạc ướt sạch.
7. Chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi sinh
Việc khám răng định kỳ sau khi sinh giúp bác sĩ phát hiện sớm những vấn đề răng miệng và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp. Ngoài việc chủ động giữ vệ sinh răng miệng, cá mẹ bỉm sữa còn có thể lấy cao răng đều đặn nhằm hạn chế nguy cơ sâu răng, viêm lợi,
Việc giữ răng miệng sạch sẽ, thiết lập chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng với mẹ bầu. Đây là cách thức phòng ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả và lý tưởng nhất.
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
– Dùng chỉ nha khoa để lấy những mảng bám, thức ăn thừa mắc trong răng
– Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng (đặc biệt là canxi, phốt pho…), tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển răng, giúp bé có hàm răng chắc khỏe, hạn chế nguy cơ bị sâu.
Đọc thêm: chọc ối là gì ?
Nhận xét
Đăng nhận xét