Biện pháp để điều trị thiếu máu trong khi có thai

 Thiếu máu có thể xảy ra bất kỳ lúc nào đối với sức khỏe mỗi con người và rất hay thường gặp khi mang thai. Điều này lý giải tại sao phải đi khám thai, siêu âm thai kỳ và luôn phải làm những xét nghiệm máu. Bởi vậy, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thiếu máu khi mang thai như thế nào? Bài viết sau xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis sẽ cho các mẹ bầu những thông tin cần thiết và bổ ích nhất về tình trạng này.

Phương pháp điều trị thiếu máu khi mang thai

1. Thiếu máu khi mang thai xảy ra:

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố trong máu. Khi mang thai đây là hiện tượng thường xuyên gặp phải ở mỗi mẹ bầu. Bởi thế vì khi đi khám thai định kỳ, mẹ bầu hãy đi làm xét nghiệm máu, nhất là vào tam cá nguyệt thứ nhất vào giai đoạn thai 20 tuần.
Nồng độ huyết sắc tố trong máu ở mẹ có thể giảm rất đột ngột do nhu cầu tăng trưởng của thai nhi. Sự gia tăng thể tích máu trong thai kỳ cũng có thể gây ra thiếu má vì nồng độ huyết sắc tố giảm do bị pha loãng so với bình thường. Trong chế độ dinh dưỡng, mẹ ăn uống thiếu chất sắt cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu.

Mẹ bầu nên xét nghiệm máu để biết được tình trạng thiếu máu ở mức độ nào

2. Dấu hiệu nhận biết thiếu máu khi mang thai:

Khám thai kỳ lần đầu, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm máu xem mẹ bầu có bị thiếu máu khi mang thai hay không. Nằm trong các xét nghiệm có đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Và xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.
Và các biểu hiện khi mẹ bầu có dấu hiệu bị thiếu máu:
- Da tái xanh, yếu ớt và không khoẻ như bình thường.
- Cảm thấy khó chịu, dễ bực tức.
- Thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức đầu và xỉu.
- Uể oải, mệt mỏi bất thường không có khả năng chịu đựng như bình thường.
- Cảm thấy đuối và dễ nhiễm bệnh.
- Dễ trở nên khó thở, cảm giác như leo cầu thang cao hoặc đi bộ thật nhanh mà không được nghỉ để lấy hơi.
- Phần niêm mạc trong mi mắt dưới sẽ hồng nếu lượng hồng cầu bình thường và sẽ nhợt nhạt nếu thiếu máu.
Đặc biệt, một số phụ nữ thiếu máu nặng khi mang thai thích ăn những thứ không ăn được: như đất sét, cát, phấn…là vì cơ thể họ quá thiếu sắt. Trong khi những chất này đều liên quan đến quá trình hấp thu sắt và có thể giải quyết phần nào. sàng lọc trước sinh là gì ?

3. Phương pháp điều trị thiếu máu khi mang thai:

Trong trường hợp cho thấy mẹ bầu bị thiếu máu khi mang thai, bác sĩ sẽ kê đơn các loại dược phẩm bổ sung sắt cho bạn.
- Bổ sung chất sắt dạng viên hoặc dạng nước. 
- Bổ sung vitamin B12 dạng viên hoặc bổ sung qua chế độ ăn. Nguồn dinh dưỡng nhiều B12 là các thực phẩm như trứng, thịt và sữa.
- Nếu bà bầu có nồng độ sắt quá thấp, có thể bổ sung sắt bằng cách tiêm hoặc đôi khi phải truyền máu.
- Bổ sung axit folic. Có thể phối hợp với bổ sung sắt
- Bổ sung vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thu sắt. Thức ăn là nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Tuy nhiên, vitamin C sẽ tan trong nước chứ không dự trữ lâu trong cơ thể. Nếu chọn phương pháp bổ sung vitamin C qua chế độ ăn, bạn nên đảm bảo ngày nào cũng có thực phẩm giàu vitamin C trong bữa ăn.
- Tăng cường sắt qua chế độ ăn uống. Có 2 loại sắt: heme iron là sắt có nhiều trong các loại thịt nhất là thịt đỏ và non-heme iron được tìm thấy trong rau xanh như bông cải xanh, cải đường, đậu…
- Với sắt là dạng viên uống có thể gây táo bón, khó chịu dạ dày và thay đổi màu phân thành xanh lá đậm hoặc đen. Lúc này, mẹ bầu nên dùng chất xơ và uống thêm nhiều nước để tránh những tác dụng phụ này.
- Nồng độ sắt sẽ trở về bình thường trong vài tuần sau khi điều trị. Nếu không bạn sẽ phải đi làm thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân khác gây thiếu máu. Sau khi sinh, sản phụ vẫn nên bổ sung chất sắt vì lúc sinh mất máu khá nhiều. Đồng thời nên làm lại xét nghiệm máu vào thời điểm 6 tuần sau sinh.

Uống thuốc là cách hữu hiệu bổ sung lượng sắt đang bị thiếu máu khi mang thai

4. Thiếu máu khi mang thai có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi?

Thiếu máu nhẹ khi mang thai thường chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Tuy nhiên nếu không điều trị thiếu máu thì có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và chậm phát triển. Mẹ cũng không nên quá lo lắng vì nếu được chẩn đoán và phát hiện sớm thì bác sĩ có những tư vấn hoặc phác đồ điều trị phù hợp cho mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tự hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống trong thai kỳ để cải thiện tình trạng.

Cần hỗ trợ tư vấn về bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis vui lòng liên hệ 18002010 hoặc gentis.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn