Một số cách bổ sung I-ot dành cho các mẹ bầu

 Hàng năm, có không ít trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do trong quá trình mang thai mẹ không cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết. Đây là lời cảnh tỉnh cho tất cả mẹ bầu. Dưới đây là các thực phẩm giúp bổ sung đầy đủ i - ốt cho mẹ cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào !

Các cách bổ sung I-ot cho mẹ bầu

I-ốt là gì?

I-ốt là một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Cơ thể luôn cần i-ốt để có thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp, hỗ trợ cơ thể phát triển ổn định, giúp các hoạt động của não, tim, xương, hệ miễn dịch và chuyển hóa của cả mẹ và thai nhi được diễn ra bình thường.

Vai trò của i-ốt đối với thai nhi

Trong quá trình phôi thai phát triển, tuyến giáp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tế bào não và tế bào thần kinh của thai nhi. Đặc biệt, không gì có thể thay thế được vai trò ấy nên i-ốt thật sự cần thiết và quan trọng từ giai đoạn hình thành phôi thai cho đến những năm tháng đầu đời sau khi bé được sinh ra.

Mẹ cần bổ sung bao nhiêu i-ốt

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, trong thai kỳ, hàm lượng i-ốt mẹ cần bổ sung mỗi ngày là 220mcg. Vì vậy, hãy cân đối khẩu phần ăn, bổ sung thực phẩm giàu i-ốt để cung cấp đủ hàm lượng i-ốt cần thiết cho mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu mẹ bầu bị thiếu i-ốt

Khi bị thiếu hụt i-ốt, mẹ bầu sẽ gặp phải một vài dấu hiệu dưới đây:

– Sưng, đau cổ

– Gặp các vấn đề về tóc và da như rụng tóc kéo dài, da khô ngứa

– Tăng cân không kiểm soát

– Luôn cảm thấy uể oải và mệt mỏi

– Nhạy cảm hơn với lạnh

– Trầm cảm và lo lắng

Thực phẩm dành cho mẹ bầu bị thiếu i-ốt

Khi được chẩn đoán bị thiếu i-ốt, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu i-ốt để có thể cung cấp đủ i-ốt cho nhu cầu của cơ thể và đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi giúp bé yêu lớn lên khỏe mạnh.

Những thực phẩm mẹ nên bổ sung:

– Nên ăn thịt, trứng, rau củ (khoai tây, đậu trắng, táo) và các thực phẩm từ sữa

– Nên ăn bánh mì đóng gói vì chúng thường chứa hàm lượng i-ốt cao

– Nên ăn nhiều hải sản. Tuy nhiên cần tránh một số loại cá như cá kiếm, cá chẽm… vì thịt của chúng có hàm lượng thủy ngân cao, gây hại cho thai nhi

– Nên dùng muối có i-ốt trong các bữa ăn hằng ngày

– Nếu bà bầu bị nghén không ăn được những thực phẩm nêu trên thì có thể bổ sung i-ốt qua các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem những loại thuốc này có an toàn cho thai nhi hay không. Thực hiện đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?

Bổ sung i-ốt bằng thực phẩm chức năng như thế nào là an toàn?

Hầu hết mẹ bầu không cung cấp đủ hàm lượng i-ốt cần thiết cho mẹ và thai nhi nếu chỉ thông qua chế độ ăn uống thông thường. Vì vậy, việc bổ sung i-ốt bằng thực phẩm chức năng là cần thiết.

Đa số các bác sĩ cho rằng thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt là an toàn cho thai nhi nên mẹ bầu không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cần bổ sung đúng cách và đủ liều.

– Phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 150mcg thực phẩm chức năng bổ sung i-ốt mỗi ngày

– Nếu mẹ bầu đã và đang bổ sung i-ốt do gặp các vấn đề về tuyến giáp từ trước khi mang bầu thì hãy thông báo cho bác sĩ để đảm bảo hàm lượng cung cấp đủ

– Mẹ không nên ăn rong biển hoặc những thực phẩm bổ sung i-ốt từ rong biển vì trong những thực phẩm này chứa lượng i-ốt khác nhau và có khả năng chứa thủy ngân, gây hại cho bé

– Trong thai kỳ mẹ nên bổ sung vitamin prenatal vì chúng chứa i-ốt. Hoặc mẹ bầu có thể bổ sung kết hợp i-ốt và folate.

I-ốt là chất đóng vai trò quan trọng và cần bổ sung đủ trong suốt thai kỳ với hàm lượng đủ

Bổ sung quá nhiều i-ốt có tác hại gì? 

I-ốt là rất cần thiết và cần bổ sung đầy đủ để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung càng nhiều càng tốt vì nếu bổ sung quá nhiều i-ốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo nhiều nghiên cứu, nếu mẹ bầu bổ sung quá nhiều i-ốt có thể khiến em bé sau khi chào đời bị mắc chứng suy giáp bẩm sinh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lý này có thể gây suy yếu thần kinh nhận thức ở trẻ. 

Ngoài ra, nếu hấp thu quá nhiều i-ốt còn gây ra các tác động xấu như:

– Bướu cổ do tuyến giáp mở rộng một cách bất thường

– Cổ họng, miệng và dạ dày luôn có cảm giác nóng rát

– Viêm tuyến giáp, thậm chí gây ung thư tuyến giáp

– Sốt, tiêu chảy 

– Buồn nôn, ói mửa do ăn nhiều i-ốt

– Một vài trường hợp còn bị mạch yếu và hôn mê

Cách tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ về hàm lượng i-ốt mẹ nên bổ sung. Thăm khám thai định kỳ để phát hiện sớm mẹ có đang thiếu hay thừa i-ốt hay không nhằm đưa ra giải pháp xử trí kịp thời, tránh hậu quả xấu.

Đọc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Những món ăn vặt không gây béo cho bà bầu

Tham khảo lý do tại sao gây ra đau nhói ngực trái