Triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa trong khi mang thai
Trong suốt thời gian mang thai, rất nhiều mẹ bầu đã phải vật lộn với chứng rối loạn tiêu hóa. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của mẹ bầu, khiến mẹ khó chịu vô cùng. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu trong bài viết sau.
Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa gặp bất thường, dẫn đến việc tiêu thụ và hấp thu thức ăn trở nên khó khăn hơn. Rối loạn tiêu hóa biểu hiện bởi các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, ăn không tiêu, chán ăn…
Với bà bầu, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố và do kích thước thai nhi ngày một lớn hơn.
Thay đổi nội tiết tố
Trong thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ bầu có sự thay đổi. Hàm lượng Progesterone của mẹ tăng, làm giảm nhu động ruột. Là nguyên nhân dẫn đến việc thức ăn tiêu hóa chậm và táo bón là hệ quả rõ ràng nhất.
Tình trạng táo bón rất thường gặp ở hầu hết bà bầu, khiến mẹ vô cùng khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mẹ.
Bên cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng sẽ làm giảm sự vận động của các van nối giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị trào ngược trở lại thực quản và gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu thường gặp ở mẹ bầu.
Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển
Theo thời gian, thai nhi sẽ phát triển ngày một to hơn. Từ đó, kích thước tử cung cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận để có thể bao bọc được thai nhi.
Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép các cơ quan nội tạng khác. Lúc này, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên khiến cho tình trạng táo bón ngày càng hơn, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Bà bầu là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa
Sử dụng thuốc
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường được chỉ định uống một số loại thuốc giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển. Trong số đó, sắt là loại thuốc mà rất ít mẹ bầu bỏ qua, để có thể giúp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng.
Các viên bổ sung sắt có tác dụng tốt và rất cần thiết đối với thai nhi nhưng nó cũng gây ra tác dụng phụ, điển hình là khiến mẹ bầu bị táo bón.
Cơ thể nhạy cảm hơn
Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài.
Lúc này, đa số các mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn với thức ăn, nhất là những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên, có rất nhiều nguyên nhân chủ quan khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa. Lười vận động, ít tập thể dục cũng là nguyên nhân khiến mẹ gặp tình trạng này.
Việc mẹ ăn ít chất xơ, ăn thực phẩm lạ bụng cũng gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy…
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở bà bầu và cách đối phó
Trong thời gian mang thai, phụ nữ thường xuyên ăn những món họ cảm thấy thích. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa không phải lúc nào cũng tốt. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để đối phó với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu:
Buồn nôn, nôn mửa
Buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bạn nên ăn nhiều phần nhỏ thức ăn trong ngày, cứ 2 tiếng (hoặc lâu hơn) một bữa nhỏ. Nhưng bạn cần tránh rơi vào thói quen ăn nhiều, nhất là kẹo vì như thế sẽ dẫn tới mất cân bằng trong chế độ dinh dưỡng.
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu
Thèm hoặc chán ăn
Trong thời kỳ mang thai, thèm dữ dội hoặc ghê sợ với một số đồ ăn là khá phổ biến. Bạn nên ăn những món bạn thèm trong khi cần tránh xa những loại thức ăn khiến bạn buồn nôn. Nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, tránh thiếu sót.
Ợ nóng
Ợ nóng là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Những lời khuyên sau đây giúp bạn tránh xa ợ nóng:
– Không bao giờ để đói bụng, cần ăn ít nhưng ăn đều.
– Tránh xa đồ ăn giàu axit.
– Tránh các loại sợi thực vật trong tỏi tây, măng tây, rau và hoa quả khô.
– Tránh cafe, chè, hạt tiêu, mù tạt và gia vị.
Chậm tiêu
Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu và rất thường gặp phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số lời khuyên về cách tránh “táo”:
– Tiêu thụ đủ trái cây tươi và rau quả, táo và mận khô.
– Ăn các loại thực phẩm nhuận tràng nhẹ cho bữa ăn sáng (lúa mì, nước cam).
– Uống đủ nước.
Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả
Rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày của mẹ. Tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và đe dọa đến vấn đề dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi.
Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý phòng ngừa chứng rối loạn tiêu hóa để bảo vệ sức khỏe của cả hai mẹ con. Hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:
Uống nhiều nước
Không chỉ riêng bà bầu mà bất cứ ai cũng nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể hoạt động bình thường.
Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu hãy nạp vào cơ thể nhiều nước. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả, vừa cung cấp nước vừa cung cấp vitamin và khoáng chất. Mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2,5 – 3l nước mỗi ngày. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu cho kết quả chuẩn xác ?
Bổ sung nhiều chất xơ
Nếu cung cấp đủ chất xơ, mẹ sẽ hạn chế tối đa tình trạng táo bón, biểu hiện rõ nhất của chứng rối loạn tiêu hóa ở bà bầu. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên cung cấp khoảng 28g chất xơ. Tuy nhiên đa số mẹ bầu không đáp ứng đủ hàm lượng này.
Hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… để có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh suốt thai kỳ.
Chia nhỏ các bữa ăn
Đây là biện pháp có thể khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa mà mẹ bầu nên thử. Hãy giảm lượng thức ăn mỗi bữa, thay vào đó là ăn nhiều bữa hơn. Như vậy, mẹ có thể hạn chế tình trạng ốm nghén, ở nóng và một số vấn đề về tiêu hóa khác.
Tập thể dục, vận động thường xuyên
Tập thể dục là một trong những biện pháp tốt nhất để chữa táo bón. Mẹ bầu hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để tốt cho thai nhi như đi bộ, vận động nhẹ…
Hãy biến những bài tập này thành thói quen hằng ngày mẹ nhé.
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân là biện pháp mẹ bầu có thể áp dụng để giải quyết tình trạng táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này vì chúng có thể gây tác dụng phụ.
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Rối loạn tiêu hóa nếu không được khắc phục rất có thể sẽ diễn biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Tuy chúng là tình trạng phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Khi gặp phải những triệu chứng sau, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.
- Tiêu chảy kéo dài hơn một ngày, kèm theo các triệu chứng đau bụng, sốt
- Tiêu chảy ra máu hoặc chất nhầy
- Tiêu chảy kèm theo dấu hiệu mất nước: hoa mắt, chóng mặt, khô miệng
- Tiêu chảy kèm theo dấu hiệu chuyển dạ sớm, tử cung co thắt liên tục
Mối quan hệ giữa hệ tiêu hóa và miễn dịch
Việc tăng cường hệ miễn dịch phải bắt đầu từ bộ máy tiêu hóa. 80% hệ miễn dịch nằm trong bộ máy tiêu hóa (sản xuất ra kháng thể IgA), đặc biệt là hệ thống ruột, nơi có thể tìm thấy vô vàn vi khuẩn có lợi.
Chính vì vậy, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, phụ nữ mang thai và cho con bú nên bổ sung thêm các dòng sản phẩm men vi sinh (xem hướng dẫn sử dụng) giúp tiêu hóa tốt và hấp thu tốt, ổn định sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.
Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?
Nhận xét
Đăng nhận xét