Tìm hiểu tác dụng của vitamin B5 với mẹ bầu ?

 Hẳn là nhiều người trong số chúng ta đã từng nghe qua những cái tên như vitamin B1, B2, B6, nhưng chẳng mấy khi biết đến sự có mặt của vitamin B5. Tuy vậy, cũng như bao dưỡng chất khác, nó rất cần thiết và góp phần xây dựng một thai kỳ khỏe mạnh cho bạn. Việc thiếu vắng vitamin B5 có thể làm cho bé yêu của bạn phát triển chậm hơn bình thường đấy!

Vitamin nhóm B không chỉ cần thiết cho nhu cầu của mỗi người trong chúng ta hằng ngày, mà còn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mỗi loại vitamin B lại mang đến một tác dụng riêng biệt. Trong đó, vitamin B5, hay còn có cái tên khác là axit pantothenic, là một loại dưỡng chất được tìm thấy trong mô của động, thực vật. Loại vitamin này góp phầnđiều chỉnh hoạt động của vùng thượng thận, sản sinh ra các kháng thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo. Ngoài ra,  nó cũng là thành phần cần thiết cho các phản ứng hóa học trong cơ thể nữa.

Mời bạn cùng đọc kỹ bài viết dưới đây của nipt gentis để hiểu thêm về tác dụng của vitamin B5 và những lưu ý khác xung quanh việc sử dụng dưỡng chất này nhé!

Tìm hiểu tác dụng của vitamin B5 với thai kì ?

Đây là loại vitamin tan trong nước, có rất nhiều trong tự nhiên nhưng dễ bị mất đi trong quá trình chế biến. Ngay cả trong chính tên gọi của nó là axit pantothenic, từ “panto” bắt nguồn bởi tiếng Hy Lạp có nghĩa là khắp mọi nơi, điều này cho thấy dưỡng chất này có nhiều trong hầu hết mọi loại thực phẩm. Tình trạng thiếu hụt vitamin B5 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, mất ngủ…

Cũng như các vitamin nhóm B khác, vitamin B5 cũng góp phần vào các khía cạnh quan trọng khác nhau của dinh dưỡng trong thai kỳ. Nó giúp củng cố lại hệ thống cơ quan, các tế bào mô và cơ của bạn. Một số những lợi ích thiết thực mà vitamin B5 đem lại cho mẹ bầu có thể kể đến như sau:

  • Giúp giải phóng hormone làm giảm căng thẳng
  • Hỗ trợ ngăn ngừa chuột rút, là tình trạng khá phổ biến trong khi mang thai
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate, hỗ trợ tiêu hóa tốt
  • Tăng cường khả năng chữa lành các tổn thương ngoài da…

Điều gì xảy ra nếu mẹ bầu thiếu hụt vitamin B5 hay axit pantothenic?

Với những tác dụng có lợi của vitamin B5 ở trên đối với sức khỏe thai kỳ thì việc thiếu hụt loại dưỡng chất này sẽ là điều đáng tiếc. Tuy nhiên, thật may mắn là axit pantothenic được tìm thấy ở hầu hết trong các tế bào sống, điều này đồng nghĩa với việc mọi loại thực phẩm đều chứa loại dưỡng chất này; chính vì thế, sẽ rất hiếm khi xảy ra tình trạng thiếu hụt vitamin B5 trừ những trường hợp như ăn uống kém, suy dinh dưỡng.

Tuy vậy, tình huống này cũng hoàn toàn có khả năng xảy ra nếu như kết hợp với điều kiện mẹ bầu thiếu hụt các vitamin nhóm B khác. Một số triệu chứng là nguyên nhân của việc thiếu vitamin B5 trong cơ thể bao gồm: trầm cảm, mệt mỏi, đau dạ dày, mất ngủ, nóng rát bàn chân, nôn mửa…

Đặc biệt hơn là khi cơ thể thiếu axit pantothenic cũng gây tăng nhạy cảm với insulin. Trái lại, nếu dùng liều cao B5 có thể gây tiêu chảy và làm tăng nguy cơ chảy máu rất nguy hiểm với mẹ bầu.

Những nguồn thực phẩm giàu vitamin B5

Hai trong số những tác dụng quan trọng với thai kỳ của vitamin B5 là giảm chứng chuột rút ở chân và sản xuất các hormone quan trọng. Chính vì vậy, mà mẹ bầu cần thiết nên bổ sung loại dưỡng chất này tốt nhất là qua đường thực phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Dưỡng chất này có sẵn trong hầy hết các thực phẩm là động, thực vật như thịt, cá, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa, các loại rau, đậu… Mặc dù vậy, bạn nên lưu ý một điều là vitamin B5 rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến như xay, đóng hộp, đông lạnh hoặc đun sôi. Gợi ý cho mẹ bầu những nguồn thực phẩm tự nhiên mà có hàm lượng cao axit pantothenic như:

  • Các loại ngũ cốc
  • Lòng đỏ trứng
  • Gạo lức
  • Hạt điều
  • Bông cải xanh / súp lơ
  • Khoai lang
  • Nấm
  • Ức gà
  • Sữa
  • Cam hoặc quýt
  • Chuối…

Thêm một chú ý rằng, lượng bổ sung cần thiết cho phụ nữ mang thai rơi vào khoảng 5mg mỗi ngày, riêng đối với phụ nữ cho con bú nên ở mức 7mg mỗi ngày.

Những câu hỏi thường gặp khi bổ sung vitamin B5 trong suốt thai kỳ

Rất nhiều người có thắc mắc liên quan đến việc bổ sung loại vitamin này trong thai kỳ. Trong số đó, thường gặp nhất là: vitamin B5 có tác dụng gì? Điều gì sẽ xảy ra khi bổ sung quá nhiều vitamin B5? Vai trò của vitamin B5 là gì? Vitamin B5 có tác dụng phụ hay không? Những biện pháp phòng ngừa cần thiết trong khi tiêu thụ vitamin B5?

Trong số những thắc mắc này, gentis sẽ giải đáp cho bạn hai câu hỏi mà chắc chắn bạn sẽ rất quan tâm dưới đây:

1. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin B5 cho thai phụ hay không?

Giải đáp: Axit pantothenic rất cần thiết cho việc sản xuất cholesterol, hormone cũng như tham gia chuyển hóa chất béo, protein, carbohydrate và có thể nói khá cần thiết cho thai kỳ. Tuy nhiên, như thông tin đã đưa ra ở trên, loại dưỡng chất này hiếm khi bị thiếu hụt trong cơ thể trừ một vài trường hợp đặc biệt.

Do đó, nếu mẹ bầu muốn bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng, cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng quá liều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Điều gì xảy ra khi chẳng may bị quá liều vitamin B5?

Có thể có những nguy hiểm khi dùng quá nhiều axit pantothenic so với lượng khuyến cáo đầy đủ. Bất cứ trường hợp dùng hơn 10mg được gọi là liều cao và có thể dẫn đến tiêu chảy. Người ta suy đoán rằng việc tiêu thụ liều cao vitamin B5 còn có thể gây ợ nóng hoặc buồn nôn, mất nước. Người dùng quá liều liên tục vitamin này có thể dẫn đến phù mà đặc trưng là sưng kèm theo sự nhạy cảm và ngứa.

Nhìn chung, tác dụng của vitamin B5 là giúp cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và đóng vai trò trong nhiều phản ứng quan trọng của cơ thể. Nếu bạn thường xuyên có một chế độ ăn uống lành mạnh và kết hợp cân bằng nhiều loại thực phẩm, chắc chắn một điều bạn sẽ không bị thiếu hụt loại vitamin này và cũng không cần bổ sung thêm nhé!

Tham khảo thêm: chi phí xét nghiệm nipt và xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những việc làm mà bố cần tránh nếu không muốn hại thai

Vụ ghi nhầm giới tính trẻ sơ sinh và bảng kết quả giam định 2 lần

Top món ăn vặt hợp lý dành cho bà bầu từng giai đoạn