Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

Top 8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết và hướng xử lý

Hình ảnh
Theo thống kê, có đến 20% bà bầu kết thúc thai kỳ bằng kịch bản buồn là sẩy thai. Chính vì vậy khi bắt gặp bất cứ dấu hiệu thai yếu nào mà chính bạn tiên lượng không ổn, xin đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay! 8 dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết Trong đó tiểu ít, ngứa bụng hay con đạp nhiều… tưởng chừng chỉ là những triệu chứng thoáng qua nhưng lại rất đáng lo ngại với phụ nữ có thai. Trong suốt 40 tuần thai mang thai mẹ bầu không nên chủ quan với bất cứ thay đổi gì trong cơ thể mình.  Chọc ối  khi mang thai là gì ? Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo thai yếu mẹ bầu cần đặc biệt chú ý: Đi tiểu ít, dấu hiệu thai yếu đáng quan tâm Thông thường, bà bầu sẽ đi tiểu rất nhiều trong suốt thai kỳ bởi sự tác động của nội tiết tố gây áp lực lên bàng quang. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không đi tiểu, rất có thể mẹ đang bị thiếu nước hoặc có dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ. Thai chuyển động bất thường Những cú má...

Thực hiện chọc ối mang thai có chính xác hoàn toàn không ?

Hình ảnh
Chọc ối  là phương pháp chẩn đoán trước sinh giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi, đây là một trong những phương pháp sàng lọc thường được bác sĩ tư vấn thực hiện khi các mẹ bầu có kết quả sàng lọc trước sinh bằng siêu âm, Double test, Triple test kết luận con có nguy cơ cao với các hội chứng di truyền. Làm xét nghiệm chọc ối có chính xác hoàn toàn không ? Xét nghiệm chọc ối là gì? Xét nghiệm chọc ối là một thủ thuật trước sinh được thực hiện nhằm kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi. Phương pháp này được tiến hành bằng cách thu mẫu nước ối của người mẹ mang thai để lấy mẫu làm xét nghiệm. Đối với các trường hợp mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Double test, Triple test kết luận có nguy cơ cao, các mẹ bầu được bác sĩ tư vấn chọc ối, tuy nhiên việc tiến hành chọc ối hay không hoàn toàn dựa vào quyết định của các mẹ bầu. Cơ sở khoa học của chọc ối Nước ối được hình thành cùng với sự phát triển của thai nhi, ngay từ khi thai nhi được 12 ngày, nước ối đã trở th...

Top 9 tuyệt chiêu để mẹ bầu ăn vào con

Hình ảnh
Nguyên tắc ăn uống để “vào con không vào mẹ” như thế nào? Nhiều bà bầu lo lắng khi biết thai nhi vẫn nhẹ cân dù đã gần cuối thai kỳ. Tuy nhiên, làm thế nào để thai nhi tăng cân nhanh không phải là chuyện dễ, nhiều mẹ ăn nhiều nhưng cân nặng của con vẫn không khả quan. Vậy mẹ bầu ăn gì để con to mà vẫn giữ dáng cùng  nipt  gentis tìm hiểu ngay nhé ? Điểm danh 9 bí quyết để mẹ bầu ăn vào con kinh nghiệm ăn uống để vào con không vào mẹ 1. Uống đủ nước Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp cứu cánh cho cơn đói làm phiền mẹ bầu, ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. 2. Ăn sáng đủ chất Đây tưởng như là một thói quen hiển nhiên nhưng có rất nhiều mẹ bầu bận rộn với công việc mà không thường xuyên ăn sáng. Bỏ bữa sẽ khiến mẹ và em bé không đủ năng lượng làm việc cả ngày dài sau 6-8 tiếng ngủ vào buổi tối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, ủ rũ, ăn nhiều hơn vào ...

Ê mông khi mang bầu nguyên do và cách để khắc phục

Hình ảnh
Tình trạng ê mông khi mang thai rất phổ biến và luôn khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng. Nguyên nhân xuất hiện của tình trạng này thường do sự phát triển của thai nhi, xương chậu nở và sự phát triển hormone trong giai đoạn mang thai. Thực chất tình trạng này không hề nguy hiểm và chỉ là biểu hiện thường gặp trong giai đoạn thai kỳ. Tuy vậy việc nắm bắt các giải pháp trị liệu ê mông có thể giúp các chị em phụ nữ có thể thoải mái hơn trong giai đoạn mang thai. Bài viết này hãy cùng gentis tìm hiểu rõ nhé ! Ê mông khi mang thai nguyên nhân và cách khắc phục 1. Nguyên nhân gây ê mông khi mang thai Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra biểu hiện ê mông khi mang thai. Có thể kể đến: – Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ dẫn đến các biểu hiện cơ lưng mềm ra, phần gân từ mông tới chân bị ảnh hưởng và tắc nghẽn trong thời gian ngắn, sinh ra hiện tượng ê mông khi ngồi hoặc di chuyển. – Sự phát triển của thai nhi ...

Mang thai sốt cao làm thế nào để hạ sốt nhanh không dùng thuốc

Hình ảnh
Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cảm, sốt cao là một trong những hiện tượng sức khỏe mà bà bầu thường mắc phải nhất. Tuy vậy việc sử dùng thuốc điều trị thông thường luôn mang theo những tác động xấu đến cho sự phát triển của thai nhi, gây hậu quả thai nhi bị dị tật, phát triển không toàn diện thậm chí là chết thai, sảy thai. Trong khi đó, khi người mẹ bị sốt quá cao nhưng không sử dụng thuốc hạ sốt kịp thời lại có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy khi bà bầu bị sốt cao nên làm gì là tốt nhất để có thể bảo vệ sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi? Mang thai bị sốt cao làm thế nào để hạ sốt nhanh không cần thuốc Khi bị bà bầu bị sốt cao, ảnh hưởng gì đến thai nhi? Hiện tượng sốt nhìn chung thường do nguyên nhân người bệnh mắc các chứng viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm nhau, viêm màng ối, nhiễm siêu vi… hoặc do nhiệt đ...

Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng có nguy hiểm không ?

Hình ảnh
Kể từ khi bắt đầu đậu thai cho đến suốt những tháng thai kì sau, nhiều bà bầu cho biết thường cảm nhận thấy những cảm giác đau, tức bụng, đau bụng dưới, đau lâm râm mà không rõ nguyên nhân vì sao. Đặc biệt trong khi  mang thai 3 tháng đầu , một vấn đề nhỏ xảy ra đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi, khiến nhiều bà bầu lo lắng hơn khi gặp phải tình trạng đau bụng đột ngột. Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, có thể là triệu chứng thông thường cũng có thể là triệu chứng nguy hiểm, cần lưu ý khi nhận thấy triệu chứng để có thể xác định nguyên nhân kịp thời. Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm Triệu chứng đau bụng thường gặp trong các tháng đầu Có nhiều triệu chứng đau bụng khác nhau mà các bà bầu phải đối mặt trong tháng đầu thai kì, cụ thể gồm những biểu hiện sau: – Đau bụng lâm râm. – Đau tức bụng dưới bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên. – Đau nhói bụng, đặc biệt là vào những tuần đầu tiên của thai kỳ. – Đau bụng dữ ...

Thai nhi dễ bị chết lưu nếu bầu mắc các bệnh lý sau

Hình ảnh
Thai nhi dễ bị chết lưu nếu bầu mắc các bệnh lý sau cùng chúng tôi  nipt  gentis tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé nhé !!! Những bệnh lý bà bầu hay mắc dẫn đến thai chết lưu Một dạng bệnh lý mới thường gặp ở bà bầu có khả năng dẫn đến tình trạng thai chết lưu cao mà nhiều người không hề hay biết. Khi tình trạng này xuất hiện, thai nhi sẽ không được tiếp nhận đủ lượng máu từ cơ thể mẹ, dẫn đến tình trạng chậm phát triển và mất tim thai, chết lưu rất nguy hiểm. Tình trạng này được gọi là hiện tượng trở kháng động mạch tử cung. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cảnh báo có 10-15% thai kỳ của phụ nữ có trở kháng động mạch tử cung cao. Tuy nhiên, bệnh lý này còn khá mới mẻ đối với các bà bầu nên không được quan tâm đúng mức, dẫn tới nhiều hệ lụy. Chuyên gia giải thích trong suốt quá trình  mang thai 3 tháng đầu  ở người mẹ, hợp bào nuôi có hai lần gặm thành mạch tử cung để làm rỗng thành động mạch tử cung đ...

Thận trọng hơn khi dùng thuốc phòng trị sốt rét lúc mang thai

Hình ảnh
Người có thai bị sốt rét dễ bị thiếu máu, hạ đường huyết, suy thai, sảy thai, đẻ non, sinh ra trẻ thiếu cân, chậm phát triển trong giai đoạn đầu. Khi bị sốt rét, thai phụ cũng dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác (viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu); khi sinh dễ bị phù phổi cấp, suy tim; có thể gây nhiễm sốt rét cho trẻ từ trong bào thai (sốt rét bẩm sinh)... Những lưu ý khi dùng thuốc phòng trị sốt rét lúc mang thai Khi bị sốt rét, cần chọn dùng thuốc ít gây tác hại cho thai phụ, thai nhi: - Trong trường hợp có thai bị sốt rét nhẹ. Trong thời gian  mang thai 3 tháng đầu  thai kì: Nếu là do nhiễm kí sinh trùng P. fanciparum thì dùng quinin uống theo công thức 7 ngày, mỗi ngày 6 viên 250mg (dạng quinin sulfat), chia ra uống 3 lần trong ngày. Nếu là do nhiễm kí sinh trùng P. vivax thì dùng chloroquin, uống theo công thức 3 ngày, liều mỗi ngày lần lượt 4-4-2 viên 250 mg (dạng chloroquin phosphat). Nếu là nhiễm phối hợp cả hai loại kí sinh trùng trên thì dùng qui...

Vì sao bà bầu đau bụng tiêu chảy

Hình ảnh
Ðau bụng tiêu chảy là chứng bệnh rất hay gặp và gây nhiều phiền toái, với phụ nữ mang thai ở những tháng đầu, chuyện phiền toái sẽ gấp bội kèm theo những lo lắng về việc ảnh hưởng tới thai nhi. Mang thai 3 tháng đầu  bị đau bụng tiêu chảy thì phải làm sao? Chắc hẳn đây là câu hỏi mà nhiều chị em mang thai rất quan tâm. Thực chất đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Hơn nữa khi mang bầu, thai nhi cần được chăm sóc tốt và mọi trục trặc sức khỏe của người mẹ đều có thể ảnh hưởng thai nhi. Vì thế, khi bà bầu gặp phải triệu chứng tiêu chảy này, chị em hết sức lo lắng, không biết thai nhi có ổn không, rồi phải làm như thế nào? Hãy cùng chia sẻ để chị em hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nguyên nhân nào khiến bà bầu đau bụng tiêu chảy? Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong 3 tháng đầu mang thai, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì tron...

Mẹo trị nám da khi mang thai đơn giản

Hình ảnh
Khi mang thai, phụ nữ thường bị nám da mặt, làm cho nhiều bà bầu mất tự tin khi đi ra đường. Biện pháp nào để phòng chống nám là mối quan tâm chung của các bà bầu. Bài viết này hãy cùng  nipt   gentis tìm hiểu kĩ hơn về cách trị nám da hiệu quả an toàn tại nhà nhé ! Nguyên nhân dẫn đến nám da khi mang thai Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, rối loạn ở các cơ quan nội tạng như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da. Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám... Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao. Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền...

Những trở ngại từ việc dùng thuốc lúc mang thai

Hình ảnh
Phụ nữ mang thai đặc biệt là giai đoạn  mang thai 3 tháng đầu  luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Những nguy cơ từ việc dùng thuốc lúc mang thai Phụ nữ mang thai luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải ngạc nhiên về mức độ phổ biến sử dụng thuốc của phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Trong nghiên cứu “Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh quốc gia” - nghiên cứu lớn nhất nước Mỹ nhằm xem xét các nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, TS. Mitchell và cộng sự đã phát hiện ra rằng hơn 70% phụ nữ dùng ít nhất 1 loại thuốc không kê đơn (OTC) hoặc kê đơn trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Xu hướng sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kỳ đã tăng lên đáng kể trong suốt 30 năm qua. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng 4 loại thuốc trở lên tăng gấp 3 lần và sử dụng thuốc kê đơn đã tăng lên 60%. Theo thống kê, các thuốc kê đơn và không kê đơn mà phụ nữ mang thai thường dùng là: kháng s...

Quá trình thai nghén tác động gì đến viêm khớp

Hình ảnh
Phụ nữ bị viêm khớp mà muốn có thai sẽ có thể phải chịu đựng những cơn đau và những hạn chế về thể chất. Các câu hỏi đặt ra là: Viêm khớp có ảnh hưởng đến thai không? Và mang thai có ảnh hưởng đến viêm khớp không? Cùng  NIPT  gentis tìm hiểu ngay nhé ! Thai nghén ảnh hưởng gì đến viêm khớp Hãy thử khả năng trước khi mang thai Viêm khớp (có trong viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì...) ảnh hưởng đến thể chất, sức mạnh và sức chịu đựng, nên người phụ nữ cần đánh giá khả năng của mình có thể mang thai không. Khi có thai, thai phụ sẽ tăng cân cộng thêm trọng lượng của thai nhi. Sức nặng này sẽ tác động lên khớp đau, ví dụ tăng nặng lên đầu gối, thắt lưng, khớp hông. Bạn có thể tự kiểm tra sức mạnh và sức bền để đánh giá thể lực của mình bằng cách: Nhấc một túi gạo khoảng 5kg và giữ nó bằng một cánh tay trong khi ngồi ít nhất 10 phút. Bạn có thể đi lên và xuống cầu thang dễ dàng trong khi mang theo một túi đồ nặng 5kg? Bạn có thể đi bộ quanh nhà với một ...

Nguyên do nào gây ung thư cổ tử cung

Hình ảnh
Ung thư cổ tử cung là gì ? Những nguyên nhân gây nên ung thư cổ tử cung sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với phụ nữ. Cùng  nipt  gentis tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau đây ! Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì ? Có đến 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV - tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Virus HPV (Human Papilloma Virus) có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da. HPV lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng. Có hai loại HPV: - HPV nguy cơ thấp: Nổi bật là 2 tuýp HPV 6 và HPV 1, gây ra hầu hết các trường hợp mụn cóc sinh dục, không liên quan đến ung thư cổ tử cung. - HPV nguy cơ cao: Nổi bật là HPV 16, HPV 18, HPV 31, HPV 33 và HPV 45. Trong đó HPV 16 và HPV 18 là thủ phạm gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung, 30% còn lại là do các tuýp khác. Ngoài ra, HPV loại nguy cơ cao cũng là nguyên nhân gây ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung...

Thủy đậu tác động đến phụ nữ mang thai thế nào ?

Hình ảnh
Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella từ 10% – 20% và trong số người viêm phổi do virus này, nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Bệnh thủy đậu ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai thế nào ? Phụ nữ đã từng nhiễm bệnh thủy đậu trước khi  mang thai 3 tháng đầu  hoặc đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này, trong cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những thai phụ đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân họ cũng như thai nhi. Thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella 10 – 20%, trong số người viêm phổi do virus này nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Đối với những thai phụ bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởn...

Tác hại xấu của việc mẹ bầu ăn mặn trong thai kỳ

Hình ảnh
Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri… là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Tình trạng ăn mặn sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con ngay từ khi  mang thai 3 tháng đầu . Tác hại của việc mẹ bầu ăn mặn trong thai kỳ Thay đổi vị giác ở bà bầu Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Chứng thèm ăn mặn xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhưng nếu lượng muối quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Nguyên nhân của việc ăn mặn - Do thay đổi hormone khi mang thai nhu cầu muối đưa vào trong cơ thể trung bình từ 1000- 2000mg/ ngày, khi mang thai nhu cầu đó tăng lên gấp đôi. Nhưng không phải là cho thêm muối vào thức ăn, vì lượng thức ăn đưa vào khi mang thai đã cung ứng điều đó. - Do cơ thể dự trữ nhiều nước ...